Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2023

Tìm hiểu xuất thân của Đại sư Đạo An trong Phật Giáo Hán Truyền

Hình ảnh
Tìm hiểu xuất thân của Đại sư Đạo An trong Phật Giáo Hán Truyền. Đại sư Ðạo An (312–385) thuộc dòng họ Vệ – Danh Tăng, ông sinh vào thời Ðông Tấn – người ở Phủ Thường Sơn (nay là tỉnh Hà Bắc – Trung Quốc). Cha mẹ Ngài qua đời từ sớm, khi ông còn rất nhỏ, được một người họ Khổng nhận làm làm con nuôi. Năm ông 7 tuổi được nghĩa phụ cho đi học chữ, theo sự tích kể lại thuở ấy Đạo An chỉ cần đọc 2, 3 lần là có thể đọc thuộc lòng quyển sách ấy mà không sai chữ nào. Mọi người đều gọi ông là “thần đồng”. Khi 12 tuổi, Ðạo An phát tâm xuất gia theo học Phật, tuy bẩm chất thông minh, nhanh nhẹn, nhưng tướng vừa gầy vừa đen, nên Thầy chỉ cho Ðạo An đi làm ruộng cùng vài vị Tăng lớn tuổi trong chùa mấy năm liền. Tuy có chút buồn khi bị Thầy cho đi làm công việc này nhưng mỗi ngày ông đều thức khuya dậy sớm làm lụng chăm chỉ, dưỡng tính, giữ giới, không cho tâm phóng túng. Tiếp đó vài năm sau, Ðạo An được giao cho làm vườn quanh chùa. Một lần Ðạo An xin Sư phụ mượn kinh thư để đọc, sư bèn trao cho

Đại sư An Thế Cao là ai? Tìm hiểu về cuộc đời của An Thế Cao

Hình ảnh
Đại sư An Thế Cao là ai? Tìm hiểu về cuộc đời của An Thế Cao. Đại sư An Thế Cao (148 – 180 CN), tên tiếng Anh là An Shigao. Ngài vốn là thái tử của nước An Tức. Từ nhỏ ông đã được biết đến là người có lòng hiếu thảo, lại thông minh, có chí cầu học; tinh thông nhiều ngôn ngữ. Cụ thể, Ngài thông thạo hơn ba mươi sinh ngữ, cũng có biệt tài nghe hiểu được tiếng chim thú. Theo sự tích kể lại một lần, Thế Cao cùng các bạn đi trên đường thì nghe tiếng kêu ríu rít của một đàn chim én. Ông liền nói với bạn bè của mình: “Chúng bảo nhau sắp có người đem thức ăn đến”. Quả nhiên đúng như vậy! Mọi người ai cũng ngạc nhiên. Về sau, nhờ câu chuyện ấy Ngài càng nổi tiếng khắp nơi. Thế Cao tuy ở trong cung điện nguy nga mà ông lại giữ giới vô cùng nghiêm tịnh. Sau khi vua cha mất, lẽ ra Ngài sẽ nối ngôi, nhưng vì nhìn thấu lẽ vô thường cho nên sau khi mãn tang cha, ông đã nhường ngôi lại cho chú mình, còn mình xuất gia, đi khắp nơi học đạo. Với tài đức, trí tuệ sẵn có, rất nhanh Ngài đã thông đạt Tam T

Tìm hiểu giữ giới và phạm giới gồm những gì trong Phật Giáo

Hình ảnh
Tìm hiểu giữ giới và phạm giới gồm những gì trong Phật Giáo. Giới trong tiếng Phạn là “thi-la” (śīla). Trong quyển 13 của Luận Đại Trí Độ có đoạn: “Thi-la, thử ngôn tính thiện, hiếu hành thiện đạo, bất tự phóng dật, thị danh thi-la. Hoặc thọ giới hành thiện, hoặc vô thọ giới hành thiện, giai danh thi-la”. Có thể hiểu nghĩa của giới (thi-la) là tính thiện, thích làm việc thiện, không tự phóng đãng. Giới chính là nền tảng cơ bản, đầu tiên của pháp lành. Người nào giữ giới pháp có nghĩa là họ đang tu tập. Trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Ngài cũng căn dặn các đệ tử hãy lấy giới làm thầy. Giới luật nhà Phật chú trọng tu thân làm người, hay nói chính xác hơn là ngưỡng vọng và noi theo Đức Phật để hoàn thiện nhân cách của mình (ngưỡng chỉ duy Phật-đà, hoàn thành nhân cách). Giới giúp con người ngày một tốt lên; được khai mở trí tuệ sáng suốt, chứng ngộ được chân lý. Giới nhà Phật được chia thành các các giới như: Thức-xoa-ma-na (śikṣamāṇā). Ngũ giới. Bát quan trai giới. Bồ tát giới. Mười g

Tìm hiểu ý nghĩa của Thọ Giới là gì trong Phật Giáo

Hình ảnh
Tìm hiểu ý nghĩa của Thọ Giới là gì trong Phật Giáo. Theo Bát Trai Giới Luật khi nói về ý nghĩa của Thọ Giới được trình bày như sau: “Các đệ tử khởi tâm tự mình phát nguyện tuân thủ những điều Phật cấm, phát nguyện tự tôi luyện bản thân, cố gắng tu tập thân tâm, nâng cao phẩm hạnh của mình thì gọi là Thọ Giới. Do những lời phát nguyện này đúng cách, đúng pháp hày trong tự thân người Thọ Giới sẽ phát sinh một năng lực mới chưa từng có gọi là phòng hộ. Năng lực ấy được thí dụ như là bờ đê, ngăn cản những dòng nước bẩn không cho chảy vào ao nước sạch. Tâm ta như hồ nước. Nước vốn trong sạch nhưng chung quanh nhiều rác và thường xuyên dòng nước đục từ bên ngoài tràn vào làm vẩn đục, hồ trở thành dơ bẩn và độc hại. Cho nên, cần có bờ đê ngăn lại để cản các dòng nước bẩn không chảy vào tâm. Vậy nên hiểu theo thí dụ: giới là bờ đê. Làm thế nào để đắp thành bờ đê và giữ cho vững chắc? Đó là ý nghĩa Thọ Giới và trì giới. Người không Thọ Giới Phật cũng có thể sống trọn cuộc đời đạo đức gương mẫ

Tìm hiểu về 10 giới trọng và 48 giới khinh trong Bồ Tát Giới

Hình ảnh
Tìm hiểu về 10 giới trọng và 48 giới khinh trong Bồ Tát Giới. 1. Bồ Tát Giới là gì? Bồ Tát Giới được xem là cái nôi nuôi dưỡng Phật. Muốn làm Bồ Tát thì đều phải thọ Bồ Tát Giới, không thực hành giới này thì vĩnh viễn không thể thành Phật. Bồ Tát Giới chính là những quy tắc, giới luật, sự cam kết mà người tu hành phải làm để trở thành Bồ tát, Phật. Các quy tắc này liên quan đến việc giữ tuệ giới, thực phẩm giới và hạnh giới. Trong đó, tất cả chúng sinh từ cõi trời đến cõi người, tám bộ quỷ thần súc sanh đều có thể làm. 2. Nội dung của Bồ Tát Giới Theo Kinh Phạm Võng, Bồ Tát Giới gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh. Giác Ngộ Tâm Linh xin được tóm lược như sau: 2.1. Mười giới trọng Mười giới trọng này được phân ra thuộc vào 3 loại Thân, khẩu, ý. Bồ Tát Giới bao gồm 10 giới trọng, cụ thể chính là: Giới sát sinh: Không được sát sinh, giết hại sinh vật, hoặc rủ rê, khuyến khích người khác giết hại thì đều là sai trái. Phật tử nên nuôi dưỡng lòng từ bi, đối đãi công bằng, thương xót với tất

Tìm hiểu về khái niệm Bát Quan Trai Giới trong Phật Giáo là gì?

Hình ảnh
Tìm hiểu về khái niệm Bát Quan Trai Giới trong Phật Giáo là gì? Bát Quan Trai Giới là một cách tu tập cho các Phật tử tại gia, bằng cách giữ gìn 8 giới này, áp dụng trong 24 giờ (một ngày một đêm). Thời gian tính từ 6 giờ sáng hôm nay đến 6 giờ sáng hôm sau. Giải nghĩa ta có “Bát” là tám, “Quan” là cửa, cửa ngăn chặn 8 điều tội lỗi. “Trai” ở đây là qua giờ ngọ (12 giờ trưa) không được ăn nữa. Chính vì thế “Bát Quan Trai Giới” là chính là phương thức giữ gìn bản thân, ngăn chặn 8 tội ác, từ đó giúp thân tâm trong sạch, thanh tịnh trong 24 giờ. Giới bát quan trai được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy cho các Thánh đệ tử – những người tu tại gia, dù sống giữa ngũ dục của thế gian, nhưng nhờ pháp tu này mà tâm lúc nào cũng vững chắc. 2.1. Giới thứ nhất – Không sát sinh Phật Giáo xem tất cả chúng sinh đều công bằng. Tuy khác nhau về hình dạng, nhưng loài nào cũng muốn được sống, ham vui sợ khổ. Chúng ta thấy trong cuộc sống hàng ngày đâu đâu cũng là sát sinh, giăng lưới bắt cá, bẫy chim, làm t

Tìm hiểu chi tiết về Ngũ giới trong Phật giáo mà bạn nên biết

Hình ảnh
Tìm hiểu chi tiết về Ngũ giới trong Phật giáo mà bạn nên biết. Ngũ giới là 5 giới mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khuyến khích các đệ tử tu tại gia của mình thực hiện. Ngài hy vọng 5 giới này sẽ giúp cho các Phật tử tại gia đi đúng đường để được thọ hưởng những quả báo tốt đẹp. Phật tử đã quy y Tam Bảo là đã bước một nấc thang đầu tiên, gieo hạt giống với Phật Giáo. Nhưng nếu không giữ ngũ giới thì xem như chỉ dừng ở đó, không gieo được thêm việc tốt nào. Giữ vững ngũ giới chính là đang bước đi trên con đường giải thoát, ngoài ra cũng đem lại trật tự, an bình cho xã hội. Năm giới này chính là: 1. Không sát sinh Phật Giáo xem tất cả chúng sinh đều bình đẳng, công bằng. Không chỉ con người mà đến cả loài vật cũng mong muốn có được sự sống. Không sát sinh có nghĩa là không giết hại, làm tổn thương, đau đớn cho con người hay kể các loài vật từ gia súc, đến các loài vật nhỏ như côn trùng. Để không sát sinh, quý vị nên lưu ý những việc sau:Không giết hại hoặc gây thương tích cho con người, con

Thệ nguyện và những điều cần biết khi quy y Tam Bảo

Hình ảnh
Thệ nguyện và những điều cần biết khi quy y Tam Bảo . Quy y gọi đầy đủ chính là Quy y Tam Bảo, đây là một cụm từ thường dùng trong Phật giáo, dành cho các đệ tử, phật tử,… Quy mang ý nghĩa là quay về, một lòng tin theo. Trong câu xá luận quyển thứ 14 đã nói rằng: “Nghĩa của quy y là gì? Là cứu tế, vì nương vào đó mà người ta có thể vĩnh viễn thoát khỏi được mọi khổ ách”.  Tam Bảo ở đây chính là 3 ngôi báu lớn trong Phật Giáo bao gồm: Phật, Pháp, Tăng. Quy y Phật: Phật là đại diện cho sự giác ngộ, Ngài giúp chúng sinh nhận ra Phật tính trong bản thân mình, hiểu được sự vô thường và vô ngã. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không thể trực tiếp giúp ta giác ngộ, nhưng dựa theo sự dẫn dắt của Ngài, học hỏi theo hành động, lời nói của Ngài để đi đến sự giác ngộ. Quy y Pháp: Pháp (Dhamma) là lời dạy của Đức Phật, các lời giảng của Ngài được ghi chép thành kinh sách, gồm ba dạng là: Giáo Pháp, Thực Hành và Chứng Ngộ. Bất kỳ ai khi đọc hiểu được nội dung của Pháp sẽ đi đến được giác ngộ. Quy y Tăng: Tă

Tìm hiểu ý nghĩa về các pháp khí trong Phật Giáo

Hình ảnh
Tìm hiểu ý nghĩa về các pháp khí trong Phật Giáo. Pháp khí hiểu đơn giản chính là những dụng cụ thường được người tu hành thực hành trong lúc tu tập, hay lúc làm pháp sự, để dâng cúng lên chư Phật hoặc các đạo tràng nghiêm trang hay làm dụng cụ trợ ích trong tu tập. Các pháp khí trong Phật Giáo sẽ có công năng khác nhau nhưng đều thể hiện sự từ bi, trí tuệ trong Đạo Phật. Tuy có nhiều loại pháp khí, nhưng thường có 9 loại pháp khí linh thiêng hay được sử dụng nhất như sau: 2.1. Tràng hạt Tràng hạt là chắc đã quá quen thuộc, bởi ngày nay nhiều người không phải Phật tử cũng thường đeo chúng như những món đồ trang trí. Ngày nay tràng hạt được làm từ nhiều nguồn vật liệu khác nhau, như đá, ngọc trai nhưng nhiều nhất vẫn là các loại gỗ như đàn hương, hạt bồ đề, gỗ bồ đề, dâu tằm. Về nguồn gốc xuất xứ trong Kinh Mộc quán tử có chép lại như sau: Ngày xưa có một vị Quốc Vương tên là Ba-lưu lê đến bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, nước của tôi tuy nhỏ hẹp nhưng thường không được yên

Tìm hiểu các ngày lễ Phật Giáo trong năm mà bạn nên biết

Hình ảnh
Tìm hiểu các ngày lễ Phật Giáo trong năm mà bạn nên biết. Đa số đệ tử biết Phật Giáo có 2 tháng lễ lớn là tháng 4 âm lịch (tháng Phật Đản) và tháng 7 âm lịch (lễ Vu Lan Báo Hiếu). Nhưng rải rác trong nă m cũng còn rất nhiều ngày lễ quan trọng khác theo âm lịch như sau: 1.1. Tháng 1 Ngày mùng 1: Ngày vía Đức Phật Di Lặc. 1.2. Tháng 2 Mùng mùng 8: Ngày vía Phật Thích Ca Mâu Ni xuất gia. Ngày mùng 15: Ngày vía Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn. Ngày mùng 19: Ngày vía của Mẹ Quan Thế Âm đản sinh. Ngày mùng 21: Ngày vía của Phổ Hiền Bồ Tát. 1.3. Tháng 3 Ngày mùng 19: Ngày vía của Bồ Tát Chuẩn Đề. 1.4. Tháng 4 Ngày mùng 4: Ngày vía của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Ngày mùng 15: Ngày vía Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh. Xem thêm: Chú Dược Sư Lưu Ly 1.5. Tháng 6 Ngày mùng 19: Ngày vía Ngài Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát thành đạo. 1.6. Tháng 7 Ngày mùng 13: Ngày vía Đại Thế Chí Bồ Tát. Ngày mùng 15: Lễ Vu Lan. Ngày mùng 30: Ngày vía của Địa Tạng Vương Bồ Tát. 1.7. Tháng 9 Ngày mùng 19: Ngày vía

Tìm hiểu ý nghĩa về khái niệm Niết Bàn trong Phật Giáo

Hình ảnh
Tìm hiểu ý nghĩa về khái niệm Niết Bàn trong Phật Giáo. Theo nghĩa đen, Niết Bàn (Nirvana) là một cảnh giới khác, là nơi giải thoát, chấm dứt sự luân hồi. Đây được xem là cảnh giới cao nhất, chỉ dành cho những ai có được sự giác ngộ. Xét theo quan điểm tâm lý học, Niết Bàn là khi con người đã xóa bỏ tự ngã, từ bỏ những thói quen xấu, sự tham, sân và si. Từ trước đến nay, rất nhiều người tu tập. nhưng rất ít người có thể đạt được Niết Bàn ngoại trừ những bậc thánh nhân. Nơi đây hoàn toàn thanh tịnh, vui vẻ, hạnh phúc và không còn sự khổ đau. Hiểu đơn giản, Niết Bàn không phải là không gian thực, mà là nơi vô hình, chúng ta không thể hình thấy. Niết Bàn là cảnh giới mà các bậc chân tu luôn hướng tới, cũng là cảnh giới cao nhất là bất kỳ ai cũng mong muốn đạt được. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói rằng bản chất Niết Bàn thực chất là là không sinh, không phát triển và cũng không có giới hạn. Niết Bàn như một sự vô định, không có điểm bắt đầu cũng như không có điểm kết thúc. Thực tế, Niết

Tìm hiểu về Bát Nhã Tâm Kinh là gì và Bát Nhã Phật Mẫu là ai?

Hình ảnh
Tìm hiểu về Bát Nhã Tâm Kinh là gì và Bát Nhã Phật Mẫu là ai? 1. Bát Nhã là gì? Trong Phật Giáo, Bát Nhã có nghĩa là trí tuệ, nhưng không phải do tư duy, suy luận hay nhờ kiến thức mà là một trí tuệ tuyệt đối hiểu rõ, thấu hiểu bạn vật, vạn pháp trên đời. Đạt được trí Bát nhã cũng giống như đạt được giác ngộ là một yếu tố vô cùng quan trọng của Phật quả. Có người cho rằng Bát nhã chính là Phật tính, bát nhã cũng chính là giác ngộ. Bát Nhã Ba La Mật cũng là một trong lục độ ba la mật. Bát nhã được chia thành 3 loại: Văn Tự Bát Nhã: là đọc kinh sách, nghe thuyết giảng pháp từ đó bắt đầu liên tưởng đến xung quanh và thực tại để hiểu rõ pháp ấy. Trí tuệ này có được nhờ sự nghe, đọc hiểu, sau đó tự mình phân tích Đây là giai đoạn căn bản, sơ cấp nhưng cũng rất quan trọng Quán Chiếu Bát Nhã: Quán Thế Âm Bồ Tát khi thực hành bát nhã ba la mật, Ngài đã nhận ra ngũ uẩn đều mang tính không, thân này chỉ là tạm bợ do hợp từ nhiều nhân duyên, duyên hết thì thân này cũng mất. Sức mạnh Quán Chiếu B

Tìm hiểu giáo pháp và định nghĩa về Lục Độ Ba La Mật Đa

Hình ảnh
Tìm hiểu giáo pháp và định nghĩa về Lục Độ Ba La Mật . Bố thí là lòng sẵn sàng cống hiến, chia sẻ, cho đi những thứ mà người khác đang cần. Bố thí được chia làm 3 kiểu là:Tài thí: bố thí tài sản, tiền bạc, vật chất. Pháp thí: dùng lời nói để giúp đỡ, giáo hóa cho người đó trí tuệ, đạo đức, hướng tới cái thiện, bỏ đi cái ác. Vô úy thí: là giúp đỡ người khác bằng lời nói hoặc việc làm để họ không còn sợ hãi, có được cảm giác bình an. Ví dụ như người đang gặp khó khăn, người sợ hãi vì bệnh tật thì chúng ta nên an ủi, động viên họ thì đó chính là bố thí. Cho nên có thể nói, bố thí chính là buông xả, vừa đem lại lợi cho người khác vừa đem lợi cho chính mình. Đối với chúng ta, bố thí chính là một cách để lan tỏa tình thương, giúp mình có thêm giá trị và ý nghĩa giữa xã hội này, đem lại nhiều niềm vui. Nếu chúng ta bố thí bằng chính cái tâm của mình, ta sẽ cảm nhận được rất nhiều niềm vui, sự an nhiên tự tại lạ thường. Xem thêm: Thần chú Hoàng Thần Tài 2. Trì giới ba la mật Trì giớ

37 đạo phẩm là gì? 37 phẩm trợ đạo chứng đắc thánh đạo thánh quả

Hình ảnh
37 đạo phẩm là gì? 37 phẩm trợ đạo chứng đắc thánh đạo thánh quả. 37 đạo phẩm là tập hợp 37 thành phần hỗ trợ cho hành giả trên con đường giác ngộ, là cách tu tập giúp chúng sinh đạt quả bồ đề. 37 đạo phẩm được biết đến bằng nhiều tên gọi khác như Tam thập thất đạo phẩm, Tam thập thất bồ đề phần pháp, Tam thập thất chủng bồ đề phần pháp, Tam thập thất giác chi, Tam thập thất trợ đạo phẩm hoặc 37 phẩm trợ đạo. 37 đạo phẩm bao gồm: 1.1. Tứ niệm xứ Quán Thân bao gồm sự tỉnh giác trong hơi thở, thở ra, thở vào, cũng như tỉnh giác trong bốn dạng cơ bản của thân (đi, đứng, nằm, ngồi). Tỉnh giác trong mọi hoạt động của thân thể, quan sát 32 phần thân thể, quán sát yếu tố tạo thành thân cũng như quán tử thi. Quán Thọ là nhận biết rõ những cảm giác, cảm xúc dấy lên trong tâm, biết chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính, nhận biết chúng là thế gian hay xuất thế, biết tính vô thường của chúng. Quán Tâm là chú ý đến các tâm pháp (ý nghĩ) đang hiện hành, biết nó là tham hay vô tham, sân hay vô

Tìm hiểu ý nghĩa giáo lý của Bát Chánh Đạo của Đức Phật

Hình ảnh
Tìm hiểu ý nghĩa giáo lý của Bát Chánh Đạo của Đức Phật. Bát chánh đạo là một cách tu mà cả đệ tử tại gia lẫn xuất gia đều nên hiểu và thực hành bởi đây là nền tảng của chánh giác, của sự giải thoát. Tu tập theo bát chánh đạo sẽ giúp khẩu – thân – ý được thanh tịnh, từ bỏ các nghiệp chướng. Trong Phật Giáo, Bát Chính Đạo được thể hiện bằng bánh xe có 8 nan hoa. Nội dung của bát chánh đạo bao gồm 8 con đường sau đây. 1. Chánh kiến Chánh kiến là nội dung đầu tiên của con đường đưa chúng sinh giải thoát. “Chánh” ở đây là chính đáng, đúng đắn và ngay thẳng. “Kiến” ý nói nhận thức, cách nhìn nhận. Ghép lại chúng ta sẽ hiểu “Chánh kiến” chính là những nhận thức đúng đắn, hợp lý của chúng sinh, không còn bị tà kiến, mê muội, lầm tưởng. Chánh kiến không chỉ là “biết” mà đòi hỏi ta phải “hiểu” đến tường tận, nhìn rõ được bản chất của sự vật, sự việc. Hiểu biết chân chánh bao gồm: Hiểu mọi sự vật xuất hiện trên thế gian này đều do nhân duyên sinh ra, không có thứ gì trường tồn và luôn luôn biến

Khái niệm Tứ Thiền Bát Định là gì trong thiền định Phật Giáo?

Hình ảnh
Khái niệm Tứ Thiền Bát Định là gì trong thiền định Phật Giáo? Khi thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) tại buổi lễ hạ điền ngồi dưới cây Hồng Táo nhập định đã ra đời tứ thiền. Trong quá trình tu tập thiền định, Ngài đã trải qua cảnh giới của tứ thiền. Chính con đường này đã đưa Ngài đến giác ngộ và giúp các đệ tử thấy rõ vai trò quan trọng của thiền định. Tứ thiền gồm 4 cấp độ của thiền định đó là: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Người ngồi thiền khi đã nhập định muốn an trú ở mức thiền nào thì cần một khoảng thời gian nhất định để dụng công và ngược lại. 1.1. Sơ thiền Khi sơ thiền, hành giả ngồi ở tư thế kiết già, lưng thẳng, an trú chánh niệm trước mặt với cơ thể thư giãn, tâm phải thanh tịnh tuyệt đối. Khi nhập thiền ta không cần ép bản thân nhập tâm nhưng cũng không được để tâm lơ là, suy nghĩ chuyện khác. Tâm người thiền phải vắng lặng, thanh tịnh và có khi người thiền còn không biết mình đang còn ý niệm. Điều đó có nghĩa là các hành giả phải dứt hết tất cả n

Tìm hiểu khái niệm chi tiết về Ngũ Uẩn trong Phật Giáo

Hình ảnh
Tìm hiểu khái niệm chi tiết về Ngũ Uẩn trong Phật Giáo. Ngũ uẩn (trong tiếng Phạn là Panca-skandha) được hiểu là năm yếu tố tạo thành con người, cả thân lẫn tâm. Một số văn bản dịch là “ngũ ấm”, có nghĩa là 5 thứ chướng ngại ngăn cản, che đi Phật tính của chúng sinh, làm chúng sinh đó gặp chướng ngại trong quá trình giải thoát. Trong Phật Giáo, 5 yếu tố này chính là:Hình thức (Sắc uẩn – Rupa) Cảm giác (Thọ uẩn – Vedana) Nhận thức (Tưởng uẩn – Sanna) Hình thành tinh thần (Hành uẩn – Sankhara) Ý thức (Thức uẩn – Vinnana) Ngũ uẩn chính là yếu tố đặc thù để kết cấu nên con người, hình thành cho con người một nhân sinh quan toàn diện. Theo quan điểm Phật Giáo, thân thể con người gồm thân xác và tâm linh. Phần thân xác gọi là sắc uẩn và phần tâm linh sẽ là 4 uẩn còn lại, gồm có thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Xem thêm: Thần chú Hoàng Thần Tài Khi chúng ta bám víu vào ngũ uẩn tức là chúng ta xem thân xác này là Ta, của Ta, thân thể của Tôi, tâm của Tôi,… hình thành một cá nhân ích