Tìm hiểu giữ giới và phạm giới gồm những gì trong Phật Giáo

Tìm hiểu giữ giới và phạm giới gồm những gì trong Phật Giáo. Giới trong tiếng Phạn là “thi-la” (śīla). Trong quyển 13 của Luận Đại Trí Độ có đoạn: “Thi-la, thử ngôn tính thiện, hiếu hành thiện đạo, bất tự phóng dật, thị danh thi-la. Hoặc thọ giới hành thiện, hoặc vô thọ giới hành thiện, giai danh thi-la”. Có thể hiểu nghĩa của giới (thi-la) là tính thiện, thích làm việc thiện, không tự phóng đãng. Giới chính là nền tảng cơ bản, đầu tiên của pháp lành. Người nào giữ giới pháp có nghĩa là họ đang tu tập. Trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Ngài cũng căn dặn các đệ tử hãy lấy giới làm thầy.


Giới luật nhà Phật chú trọng tu thân làm người, hay nói chính xác hơn là ngưỡng vọng và noi theo Đức Phật để hoàn thiện nhân cách của mình (ngưỡng chỉ duy Phật-đà, hoàn thành nhân cách). Giới giúp con người ngày một tốt lên; được khai mở trí tuệ sáng suốt, chứng ngộ được chân lý. Giới nhà Phật được chia thành các các giới như:
Thức-xoa-ma-na (śikṣamāṇā).

Ngũ giới.

Bát quan trai giới.

Bồ tát giới.

Mười giới Sa-di (ni).

Giới Cụ túc Tỳ-kheo (ni) của người xuất gia.

Xem thêm: Chú Dược Sư

2. Giữ giới và phạm giới

Đệ tử Phật giáo đều thấy nhà Phật chú trọng việc tự kiềm chế bản thân, tôn trọng người khác, đối xử bình đẳng với mọi chúng sinh, hành động, tư tưởng phù hợp với nhân quả chính là giữ giới. Người phạm giới hay nói là phá giới có thể sám hối, tạo thêm phước thiện để hóa giải, chuộc lại lỗi lầm. Tuy nhiên, người phá kiến, không tin tưởng nhân quả thì không có cách nào thay đổi tội lỗi, muôn đời không phục hồi được.

Nhiều người nghĩ rằng giữ giới là sự trói buộc con người. Phật tử tại gia hay xuất gia thì vẫn phải giữ ngũ giới (gồm không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không nói dối), lấy đây làm cơ sở khi tu tập tại gia. Thực ra, đối với xã hội thì ngũ giới chính là đạo đức căn bản của việc làm người. Yếu tố quan trọng của giữ giới là chính là không xâm phạm lợi ích mà đối xử tôn trọng, bình đẳng với chúng sinh hữu tình. Cho nên giữ giới cũng đồng nghĩa với việc giữ gìn giáo pháp.

Xem thêm: Chú Vãng Sanh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?