Tìm hiểu về khái niệm Bát Quan Trai Giới trong Phật Giáo là gì?

Tìm hiểu về khái niệm Bát Quan Trai Giới trong Phật Giáo là gì? Bát Quan Trai Giới là một cách tu tập cho các Phật tử tại gia, bằng cách giữ gìn 8 giới này, áp dụng trong 24 giờ (một ngày một đêm). Thời gian tính từ 6 giờ sáng hôm nay đến 6 giờ sáng hôm sau.


Giải nghĩa ta có “Bát” là tám, “Quan” là cửa, cửa ngăn chặn 8 điều tội lỗi. “Trai” ở đây là qua giờ ngọ (12 giờ trưa) không được ăn nữa. Chính vì thế “Bát Quan Trai Giới” là chính là phương thức giữ gìn bản thân, ngăn chặn 8 tội ác, từ đó giúp thân tâm trong sạch, thanh tịnh trong 24 giờ.

Giới bát quan trai được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy cho các Thánh đệ tử – những người tu tại gia, dù sống giữa ngũ dục của thế gian, nhưng nhờ pháp tu này mà tâm lúc nào cũng vững chắc.

2.1. Giới thứ nhất – Không sát sinh

Phật Giáo xem tất cả chúng sinh đều công bằng. Tuy khác nhau về hình dạng, nhưng loài nào cũng muốn được sống, ham vui sợ khổ. Chúng ta thấy trong cuộc sống hàng ngày đâu đâu cũng là sát sinh, giăng lưới bắt cá, bẫy chim, làm thịt gà, lợn để lấy thịt,… nên tạo ra rất nhiều tội lỗi. Đức Phật nhấn mạnh là Phật tử cần có lòng từ bi, xem trọng chúng sinh, cho nên tuyệt đối không sát hại một con vật nhỏ nhất như côn trùng nói gì là sát hại đến con người. Càng không nên khuyến khích, rủ rê người khác sát sinh, làm các ngành nghề sát sinh.

Thay vào đó, Đức Phật khuyến khích người Phật tử nên ăn chay để hạn chế nghiệp này. Ăn chay chính là một cách phóng sinh ngay trên bàn ăn. Người không phạm nghiệp sát sinh, nhân tướng sẽ ngày càng hiền hậu, mặt mày sáng sủa, hồng hào, tâm lành mỗi ngày thêm rộng rãi.


2.2. Giới thứ hai – Không trộm cướp

Trộm cướp ở đây mang ý nghĩa rất rộng lớn, ý chỉ chủ là tìm cách chiếm đoạt, lấy của cải bất chính. Những vật của người khác, từ đồ có giá trị lớn như vàng, bạc, tiền, đất ruộng, nhà cửa, cho đến đồ đạc nhỏ bé như cây kim sợi chỉ, cọng rau, trái cây. Chỉ cần người ta không biết, không tự nguyện cho mà mình lấy thì chính là trộm cướp.

Hay như làm ăn các hành vi gây thiệt hại cho người khác, lợi dụng người ta để trục lợi cho mình, buôn gian bán thiếu, lợi dụng quyền lực để chiếm đoạt tài sản,… cũng đều tính là trộm cướp. Gặp người nảy sinh tâm trộm cắp mình cũng nên khuyên răn họ. Không chỉ trong ngày thọ Bát Quan Trai Giới mà bất kỳ lúc nào trong cuộc sống chúng ta cũng đều phải giữ gìn bản thân không dính vào nghiệp chướng này. Bởi đã là trộm cướp, lấy của người khác thì kiếp này không trả thì kiếp sau cũng sẽ phải trả.

Giữ được giới này chúng ta sẽ nhận được những nhân lành tốt đẹp, không chỉ lợi ích cho mình mà còn lợi ích cho cả xã hội. Một xã hội không còn trộm cướp thì sẽ ngày một văn minh, an toàn.

2.3. Giới thứ ba – Không tà dâm

Dâm dục là một nguyên nhân của sự luân hồi, là sự tham ái dục của chúng sinh. Phật tử tại gia có thể kết hôn, thân mật với vợ chồng của mình, đây gọi là chánh dâm. Phật cấm tà dâm, nghĩa là thân mật với người ngoài vợ chồng của mình, ngoại tình. Tuy nhiên vợ chồng mà thân mật không đúng chỗ, không tiết chế, thân thiết trong đền, chùa, những nơi công cộng, bên ngoài phòng ngủ cũng chính là tà dâm.

Hoặc như người ép buộc người khác thân mật, làm chuyện vợ chồng với người chưa đủ tuổi trưởng thành, làm các công việc buôn bán dâm, tổ chức nhà chứa cũng là phạm tội. Ngoài ra, một thực trạng đang phổ biến trong xã hội ngày nay chính là xem, đọc những video, hình ảnh, truyện mang yếu tố khiêu dâm, rủ rê người khác cùng xem. Những hành động này trong thực tế cuộc sống cũng đang bị lên án vì đem lại ảnh hưởng tiêu cực cho bản thân và xã hội, huống chi đây lại là điều Phật cấm.

Đệ tử khi quy y cũng được sư thầy dặn dò kỹ về các giới này, đặc biệt là tà dâm – một nghiệp rất nhiều đệ tử đang mắc phải.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?