Khái niệm Tứ Thiền Bát Định là gì trong thiền định Phật Giáo?

Khái niệm Tứ Thiền Bát Định là gì trong thiền định Phật Giáo? Khi thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) tại buổi lễ hạ điền ngồi dưới cây Hồng Táo nhập định đã ra đời tứ thiền. Trong quá trình tu tập thiền định, Ngài đã trải qua cảnh giới của tứ thiền. Chính con đường này đã đưa Ngài đến giác ngộ và giúp các đệ tử thấy rõ vai trò quan trọng của thiền định.

Tứ thiền gồm 4 cấp độ của thiền định đó là: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Người ngồi thiền khi đã nhập định muốn an trú ở mức thiền nào thì cần một khoảng thời gian nhất định để dụng công và ngược lại.


1.1. Sơ thiền

Khi sơ thiền, hành giả ngồi ở tư thế kiết già, lưng thẳng, an trú chánh niệm trước mặt với cơ thể thư giãn, tâm phải thanh tịnh tuyệt đối. Khi nhập thiền ta không cần ép bản thân nhập tâm nhưng cũng không được để tâm lơ là, suy nghĩ chuyện khác. Tâm người thiền phải vắng lặng, thanh tịnh và có khi người thiền còn không biết mình đang còn ý niệm. Điều đó có nghĩa là các hành giả phải dứt hết tất cả những ham muốn của thế gian như Hỷ nộ ái ố. Nhờ tâm cân bằng, không lay động cho nên cảm nhận được niềm vui, sự an lạc chưa từng có.

Một yếu tố quan trọng cần phải chuẩn bị chính là một môi trường yên tĩnh và cách ly với cuộc sống ồn ào bên ngoài. Ngoài ra, sau khi chết nếu vẫn còn giữ được trình độ này thì người ngồi thiền sẽ được vào cõi trời sơ thiền. Trong quá trình sơ thiền, hành giả cũng nên cẩn thận với “Năm chướng ngại”, ngăn cản bản thân mình như tham lam, sân si, hôn trầm, trạo hối và nghi ngờ.

1.2. Nhị thiền

Người hành giả đã thuần phục mức độ sơ thiền và tâm không quá thỏa mãn trong sơ thiền, hoặc người ấy vì có tâm định tiến triển thì từ từ họ sẽ đạt đến mức độ nhị thiền. Có nghĩa là nếu hành giả đã đầy đủ công đức, thì sẽ nhận được kết quả nhị thiền. Người ở cấp nhị thiền sẽ cảm nhận được toàn thân mình như một dòng nước mát tuôn trào bất tận, như thác suối tuông xuống hay mưa rơi mãi không ngừng.

Trong nhị thiền, tất cả các ý niệm, tự hào đều biến mất, ta không còn phô trương mà hoàn toàn an ổn trong định sinh hỷ lạc.

1.3. Tam thiền

Nếu hành giả thấy nhị thiền chưa vững chắc, dễ bị hư hoại bởi hỷ, giữ tâm bình thản trước nhị thiền và có tác ý muốn đến với lạc và nhất tâm, xem đấy là cảnh giới cao thượng hơn, dồn toàn bộ tâm ý vào tam thiền thì họ sẽ vượt qua được nhị thiền tiến vào tam thiền. Đây là cấp thứ 3 trong tứ thiền, được Phật miêu tả người thiền đạt tới cảnh giới như một bông hoa sen được nuôi dưỡng, vươn lên từ nước mát lạnh, cho nên chỗ nào của hoa sen cũng ướt lạnh, sung mãn, thấm nhuần.

Điểm khác biệt của tam thiền và nhị thiền là tâm hỷ không còn, niềm vui của người đạt tam thiền sẽ có được sự tự tại, bình an, vượt khỏi cơ thể như bông sen xanh ngập trong nước mát nhưng không hề bị thấm nước, rất hoan hỉ và an lạc. Hành giả đạt được vô thức, kiểm soát tâm hồn mình thật sự thanh tịnh, tất cả những ham muốn, sự ưa hưởng thụ,… đều được kiềm chế. Lúc này, khi hành giả ngồi nhập định, hành giả sẽ không còn nghe thấy những tiếng động, tác nhân ngoại cảnh xung quanh, hoàn toàn an trú trong nội tâm sáng suốt, thanh tịnh của mình.


1.4. Tứ thiền

Đây là mức độ thiền cuối cùng, cũng là mức độ sâu nhất, tinh tế nhất trong thiền mà ai khi thiền cũng mong đạt được. Khi bạn đạt cảnh giới này, hành giả có thể đi thẳng vào nhất tâm mà không cần qua giai đoạn sơ thiền, nhị thiền và tam thiền. Lúc này tâm của hành giả hoàn toàn bất động, kiên cố hơn các bậc trước, vô cảm, vô tâm với thế giới bên ngoài. Phật diễn tả đó là tâm trạng thái không lạc, không khổ, xả niệm và thanh tịnh, không chỗ nào không thuần tịnh, trong sáng, giống như người ngồi được tấm vải trắng che phủ toàn thân. Họ từ bỏ cả khổ và hỷ, cả thiện và ác đều không xâm nhập được.

Bốn cấp độ trong tứ thiền đi từ thấp đến cao, cứ mỗi cấp bặc thăng tiến là đang diệt đi các phần thô. Ví dụ như trong sơ thiền có 5 chi phần, chuyến sang nhị thiền thì bỏ được 2 chi (tầm và tứ), tam thiền thì bỏ được hỷ, và cuối cùng khi sang tứ thiền, lạc cũng được từ bỏ. Tuy nhiên quá trình đi lên nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào căn cơ, trí tuệ của từng người.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?