Tìm hiểu ý nghĩa về khái niệm Niết Bàn trong Phật Giáo

Tìm hiểu ý nghĩa về khái niệm Niết Bàn trong Phật Giáo. Theo nghĩa đen, Niết Bàn (Nirvana) là một cảnh giới khác, là nơi giải thoát, chấm dứt sự luân hồi. Đây được xem là cảnh giới cao nhất, chỉ dành cho những ai có được sự giác ngộ. Xét theo quan điểm tâm lý học, Niết Bàn là khi con người đã xóa bỏ tự ngã, từ bỏ những thói quen xấu, sự tham, sân và si.


Từ trước đến nay, rất nhiều người tu tập. nhưng rất ít người có thể đạt được Niết Bàn ngoại trừ những bậc thánh nhân. Nơi đây hoàn toàn thanh tịnh, vui vẻ, hạnh phúc và không còn sự khổ đau.

Hiểu đơn giản, Niết Bàn không phải là không gian thực, mà là nơi vô hình, chúng ta không thể hình thấy. Niết Bàn là cảnh giới mà các bậc chân tu luôn hướng tới, cũng là cảnh giới cao nhất là bất kỳ ai cũng mong muốn đạt được. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói rằng bản chất Niết Bàn thực chất là là không sinh, không phát triển và cũng không có giới hạn. Niết Bàn như một sự vô định, không có điểm bắt đầu cũng như không có điểm kết thúc.

Thực tế, Niết Bàn xuất hiện trong tâm hồn của mỗi người chứ không phải một nơi xa xôi nào hết. Chúng ta chỉ khi đạt được Niết Bàn, khi thoát khỏi sự vô minh, hiểu được quy luật vô thường – vô ngã, thực hành giới định tuệ thật hoàn hảo. Lúc nào có được những điều này, tâm bạn thanh thản, không còn dao động bởi những thứ hư vô, bởi hỉ nộ ái ố thì bạn đã đạt được một loại của Niết Bàn.

Trong Phật Giáo, Niết Bàn có nghĩa là bằng chứng cho bạn thấy mình dứt bỏ tham sân si để nhận lấy sự thanh tịnh, an yên, hạnh phúc thực sự. Niết Bàn cũng là nơi mà chỉ những người dứt sạch nghiệp báo mới đến được. Hình ảnh Đức Phật nhập Niết Bàn chứng tỏ đây chính là cảnh giới cao nhất của tu hành. Là mục đích chân chính mà đệ tử nào cũng muốn hướng tới. Tất nhiên, chúng ta hiểu rằng Niết Bàn là cõi hư vô, nói nôm na thì được xem như chốn thiên đường rộng lớn trong Thiên Chúa Giáo.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?