Tìm hiểu khái niệm chi tiết về Ngũ Uẩn trong Phật Giáo

Tìm hiểu khái niệm chi tiết về Ngũ Uẩn trong Phật Giáo. Ngũ uẩn (trong tiếng Phạn là Panca-skandha) được hiểu là năm yếu tố tạo thành con người, cả thân lẫn tâm. Một số văn bản dịch là “ngũ ấm”, có nghĩa là 5 thứ chướng ngại ngăn cản, che đi Phật tính của chúng sinh, làm chúng sinh đó gặp chướng ngại trong quá trình giải thoát.


Trong Phật Giáo, 5 yếu tố này chính là:Hình thức (Sắc uẩn – Rupa)

Cảm giác (Thọ uẩn – Vedana)

Nhận thức (Tưởng uẩn – Sanna)

Hình thành tinh thần (Hành uẩn – Sankhara)

Ý thức (Thức uẩn – Vinnana)

Ngũ uẩn chính là yếu tố đặc thù để kết cấu nên con người, hình thành cho con người một nhân sinh quan toàn diện. Theo quan điểm Phật Giáo, thân thể con người gồm thân xác và tâm linh. Phần thân xác gọi là sắc uẩn và phần tâm linh sẽ là 4 uẩn còn lại, gồm có thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.


Khi chúng ta bám víu vào ngũ uẩn tức là chúng ta xem thân xác này là Ta, của Ta, thân thể của Tôi, tâm của Tôi,… hình thành một cá nhân ích kỷ, chấp nhất rằng nhà của tôi, xe của tôi,… Chính vì thế, Ta có cái tâm vị kỷ, độc lập, điên cuồng, lo lắng, đau khổ gắn liền với tự ngã của chính mình. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói ngũ uẩn là nguồn gốc của khổ đau, là gánh nặng khiến cho chúng sinh không giải thoát được. Phật nói ra ngũ ẩm tức là để chúng sinh biết mà nhổ đi cái gốc của đau khổ là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức,… Nói về ngũ uẩn, trong kinh Tương Ưng Bộ tập 3 có chép rằng:

“Năm uẩn là gánh nặng,

Kẻ gánh nặng là người,

Cầm lấy gánh nặng lên,

Chính là khổ ở đời.

Còn bỏ gánh nặng xuống xong,

Tức là lạc không khổ,

Gánh nặng bỏ xuống xong,

Không mang theo gánh khác.

Nếu nhổ khát Ái lên,

Tận cùng đến gốc rễ,

Không còn đói và khát,

Được giải thoát tịnh lạc”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?