Tìm hiểu về 10 giới trọng và 48 giới khinh trong Bồ Tát Giới

Tìm hiểu về 10 giới trọng và 48 giới khinh trong Bồ Tát Giới.

1. Bồ Tát Giới là gì?

Bồ Tát Giới được xem là cái nôi nuôi dưỡng Phật. Muốn làm Bồ Tát thì đều phải thọ Bồ Tát Giới, không thực hành giới này thì vĩnh viễn không thể thành Phật. Bồ Tát Giới chính là những quy tắc, giới luật, sự cam kết mà người tu hành phải làm để trở thành Bồ tát, Phật. Các quy tắc này liên quan đến việc giữ tuệ giới, thực phẩm giới và hạnh giới. Trong đó, tất cả chúng sinh từ cõi trời đến cõi người, tám bộ quỷ thần súc sanh đều có thể làm.


2. Nội dung của Bồ Tát Giới

Theo Kinh Phạm Võng, Bồ Tát Giới gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh. Giác Ngộ Tâm Linh xin được tóm lược như sau:

2.1. Mười giới trọng

Mười giới trọng này được phân ra thuộc vào 3 loại Thân, khẩu, ý. Bồ Tát Giới bao gồm 10 giới trọng, cụ thể chính là: Giới sát sinh: Không được sát sinh, giết hại sinh vật, hoặc rủ rê, khuyến khích người khác giết hại thì đều là sai trái. Phật tử nên nuôi dưỡng lòng từ bi, đối đãi công bằng, thương xót với tất cả chúng sinh.

Giới trộm cắp: tự mình lấy trộm, hay rủ rê, chỉ cho người khác trộm, cách thức trộm là sai trái. Dẫu cho đó là đồ có giá trị lớn như nhà, đất, vàng hay đến thứ nhỏ như sợi chỉ, mũi kim cũng không được phép.
Giới dâm dục: Là Phật tử nhưng tự mình dâm dục, sai bảo người khác hay ép buộc người khác dâm dục cũng là vi phạm Bồ Tát Giới.


Giới vọng: Phật tử nào nói vọng ngữ, ăn không nói có, thân vọng ngữ, tâm vọng ngữ, nói lời hiểm ác thì đều mang tội. Là Phật tử nên nói chính ngữ, chính kiến, nói lời hòa nhã, động viên, an ủi chúng sinh khác.

Giới uống rượu, chất gây nghiện: Rượu được xem là nhân duyên sinh ra tội ác, khiến trí tuệ u mê. Do đó, Phật tử nên tránh xa những thứ này để giữ đầu óc thanh tịnh.

Giới rao lỗi của chúng sinh: Là Phật Tử nhưng miệng lại thường rêu rao bắt lỗi của Bồ tát xuất gia, Bồ tát tại gia, các sư tăng, ni thì đều là mang tội. Nếu nghe kẻ khác nói sai, phi pháp, trái giáo luật thì nên dùng lòng từ bi giáo hóa chúng sinh ấy, khiến họ tin vào Phật Giáo, Tam Bảo.

Giới tự khen mình, chê người: Người Phật tử nào thường chê người, khen mình, rủ bảo người khác làm theo thì đều là vi phạm giới luật. Là Phật tử chân chính thì nên nhận lỗi sai về mình, nhường việc tốt cho người, đừng phô diễn tài đức của mình nhằm mục đích dìm, hạ bệ người khác.

Giới bỏn xẻn, đuổi mắng: Phật tử tự mình tính toán, bỏn xẻn, thường đem lòng ghét bỏ, tức giận với người khác, cho đến xua đuổi, mắng chửi người ta đều vi phạm giới Bồ Tát. Thay vào đó nên giúp đỡ, thương xót cho họ, chỉ cho người đó cách thức, phương tiện để thoát nỗi khổ đó.

Giới giận hờn không nguôi: Phật tử nào tính tình hay giận dỗi, nói lời lăng mạ, cho đến dùng gậy đánh đập vẫn chưa hả dạ, bắt nạn nhân xin lỗi, sám hối vẫn còn tức giận hoặc rủ rê, gây mâu thuẫn để người khác giận dỗi thì là sai trái. Đã là Phật tử thì nên giúp chúng sinh hòa nhã, không còn gây gổ, có lòng từ bi, hiếu thuận.

Giới phỉ báng Tam Bảo: Nếu Phật tử tự mình phỉ báng Tam Bảo, tuyên truyền để mọi người cùng làm theo mình thì nghiệp tội nhiều vô kể. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng dạy, một lời phỉ báng cũng như ba trăm kim nhọn đâm vào tim, cho nên không được tự mình nói ra hay rủ người khác nói cùng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?