Tìm hiểu xuất thân của Đại sư Đạo An trong Phật Giáo Hán Truyền

Tìm hiểu xuất thân của Đại sư Đạo An trong Phật Giáo Hán Truyền. Đại sư Ðạo An (312–385) thuộc dòng họ Vệ – Danh Tăng, ông sinh vào thời Ðông Tấn – người ở Phủ Thường Sơn (nay là tỉnh Hà Bắc – Trung Quốc). Cha mẹ Ngài qua đời từ sớm, khi ông còn rất nhỏ, được một người họ Khổng nhận làm làm con nuôi. Năm ông 7 tuổi được nghĩa phụ cho đi học chữ, theo sự tích kể lại thuở ấy Đạo An chỉ cần đọc 2, 3 lần là có thể đọc thuộc lòng quyển sách ấy mà không sai chữ nào. Mọi người đều gọi ông là “thần đồng”.


Khi 12 tuổi, Ðạo An phát tâm xuất gia theo học Phật, tuy bẩm chất thông minh, nhanh nhẹn, nhưng tướng vừa gầy vừa đen, nên Thầy chỉ cho Ðạo An đi làm ruộng cùng vài vị Tăng lớn tuổi trong chùa mấy năm liền. Tuy có chút buồn khi bị Thầy cho đi làm công việc này nhưng mỗi ngày ông đều thức khuya dậy sớm làm lụng chăm chỉ, dưỡng tính, giữ giới, không cho tâm phóng túng. Tiếp đó vài năm sau, Ðạo An được giao cho làm vườn quanh chùa.

Một lần Ðạo An xin Sư phụ mượn kinh thư để đọc, sư bèn trao cho ông bộ “Biện Ý Kinh” (khoảng 5.000 chữ). Mượn được kinh, Ðạo An đến ngồi ngay ngắn dưới gốc cây trong vườn chùa chăm chú đọc sách. Ðến tối, Ðạo An đã đọc xong ông cung kính quỳ xuống mà gửi lại kinh sách cho Sư và xin mượn bộ khác. Sư phụ thấy thế bèn cười nói: “Sáng nay mượn kinh đọc còn chưa xong, huống gì nói đến việc học thuộc. Giờ mượn nữa để làm gì?”. Ðạo An kính cẩn thưa rằng: “Bộ “Biện Ý Kinh” con đã đọc hết rồi và cũng đã thuộc”.


Tuy có chút nghi ngờ nhưng Sư nghe nói thế cũng trao cho Ðạo An một bộ khác tên là “Thành Cụ Quang Minh Kinh” (khoảng 10.000 chữ). Ngày hôm sau, lại y như lần đầu Đạo An cũng gửi lại kinh cho Sư phụ và lại hỏi mượn tiếp quyển khác. Khi Sư phụ tiếp nhận bộ kinh rồi, Ðạo An giữ nguyên tư thế cung kính mà đọc không sót chữ nào trong kinh.

Chẳng lâu sau, Ðạo An thọ Cụ túc giới và được sư thầy cho đi du học khắp nơi. Cuối cùng, Ngài được diện kiến và theo học cùng Phật Ðồ Trừng, được Phật Ðồ Trừng hết sức coi trọng, cùng nhau trao đổi sở học, luận bàn kinh điển. Thấy vậy, nhiều người trong chùa cười chê Ðạo An. Biết được tâm niệm đó của họ, Phật Ðồ Trừng nhóm chúng đó lại mà nói rằng: “Ðạo An tuy diện mạo không đẹp, nhưng kiến thức thì uyên bác vô cùng, trong chúng không ai sánh bằng, các ông không nên coi thường mà chế nhạo”. Sau đó, Phật đăng đàn thuyết pháp, nhờ Ðạo An vì chúng Tăng thuật lại. Không phụ sự tin tưởng, Ngài Ðạo An thuật lại trọn vẹn, không sót một câu nào, còn giúp đại chúng giải thích những nghi vấn. Bấy giờ, mọi người mới thực sự tâm phục khẩu phục, viết một hàng chữ lớn trước chùa: “Thế Tăng Nhân, Kinh Tứ Lân” (Tạm dịch: Vị Tăng chăm chú bậc nhất, làm kinh động các nước láng giềng) để ca ngợi Ðạo An Ðại Sư.


Đến khi chiến loạn ở nước Tấn xảy ra, mọi người bỏ nhà đi lánh nạn, Ðạo An hai lần chia đại chúng cùng mình đi đến những vùng đất khác để hoằng dương chánh pháp. Các chuyến đi này đã tạo nên sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Phật Giáo Trung Quốc sau này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?