Tìm hiểu ý nghĩa giáo lý của Bát Chánh Đạo của Đức Phật

Tìm hiểu ý nghĩa giáo lý của Bát Chánh Đạo của Đức Phật. Bát chánh đạo là một cách tu mà cả đệ tử tại gia lẫn xuất gia đều nên hiểu và thực hành bởi đây là nền tảng của chánh giác, của sự giải thoát. Tu tập theo bát chánh đạo sẽ giúp khẩu – thân – ý được thanh tịnh, từ bỏ các nghiệp chướng. Trong Phật Giáo, Bát Chính Đạo được thể hiện bằng bánh xe có 8 nan hoa. Nội dung của bát chánh đạo bao gồm 8 con đường sau đây.


1. Chánh kiến

Chánh kiến là nội dung đầu tiên của con đường đưa chúng sinh giải thoát. “Chánh” ở đây là chính đáng, đúng đắn và ngay thẳng. “Kiến” ý nói nhận thức, cách nhìn nhận. Ghép lại chúng ta sẽ hiểu “Chánh kiến” chính là những nhận thức đúng đắn, hợp lý của chúng sinh, không còn bị tà kiến, mê muội, lầm tưởng.

Chánh kiến không chỉ là “biết” mà đòi hỏi ta phải “hiểu” đến tường tận, nhìn rõ được bản chất của sự vật, sự việc. Hiểu biết chân chánh bao gồm: Hiểu mọi sự vật xuất hiện trên thế gian này đều do nhân duyên sinh ra, không có thứ gì trường tồn và luôn luôn biến diệt.

Hiểu rõ sự tồn tại của luật nhân quả – nghiệp báo để có hành động đúng đắn.
Hiểu rõ giá trị hiện hữu của thân người và mọi vật xung quanh.
Hiểu rõ Khổ – Vô thường – Vô ngã của vạn pháp.
Hiểu rõ tất cả chúng sanh đều có cùng một bản thể thanh tịnh.
Hiểu rõ Tứ đế – Thập nhị nhân duyên, không chấp.

Tương tự thế, người không có chánh kiến thường sẽ không tin nhân quả, phủ nhận sự vật hiện hữu là do nhân duyên, không tin vào mọi chúng sinh kể cả người và vật đều bình đẳng,… Chính như hiểu biết không đúng này sẽ khiến chúng sinh lâm vào đường ác, ngày càng cực khổ.


2. Chánh tư duy

Chánh tư duy là nội dung thứ hai của Bát chánh đạo, có nghĩa là suy nghĩ đúng đắn, chân chánh, thuận theo lẽ phải, có lợi cho cả mình và mọi người. Người có hiểu biết đúng đắn sẽ có suy nghĩ chuẩn mực, hiểu được cuộc đời mình, biết về những thứ hư ảo tồn tại xung quanh ta, tìm được mục đích tối thượng cho cuộc sống này.

Chánh tư duy sẽ giúp ta tìm được, xác định được nguồn cội gây khổ đau cho mình và chúng sinh. Nguyên nhân đau khổ là do chúng sinh vô minh, là tham – sân – si. Từ hiểu biết đó, ta suy nghĩ, hiểu thêm về Giới Định Tuệ để tu tập, giải thoát cho bản thân mình, đạt được Niết Bàn.

Người hiểu biết không chân chánh là người chỉ nghĩ đến những lợi ích, tiền tài, danh vọng, vì những thứ hư ảo này mà trăm phương ngàn kế tìm cách hại người, lợi mình. Hay như người này tính toán, sân hận, luôn tìm cách trả thù, trả đũa người khác chính là việc làm không có tư duy đúng đắn.

Xem thêm tại: https://giacngotamlinh.com/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?