Đại sư An Thế Cao là ai? Tìm hiểu về cuộc đời của An Thế Cao

Đại sư An Thế Cao là ai? Tìm hiểu về cuộc đời của An Thế Cao. Đại sư An Thế Cao (148 – 180 CN), tên tiếng Anh là An Shigao. Ngài vốn là thái tử của nước An Tức. Từ nhỏ ông đã được biết đến là người có lòng hiếu thảo, lại thông minh, có chí cầu học; tinh thông nhiều ngôn ngữ. Cụ thể, Ngài thông thạo hơn ba mươi sinh ngữ, cũng có biệt tài nghe hiểu được tiếng chim thú.


Theo sự tích kể lại một lần, Thế Cao cùng các bạn đi trên đường thì nghe tiếng kêu ríu rít của một đàn chim én. Ông liền nói với bạn bè của mình: “Chúng bảo nhau sắp có người đem thức ăn đến”. Quả nhiên đúng như vậy! Mọi người ai cũng ngạc nhiên. Về sau, nhờ câu chuyện ấy Ngài càng nổi tiếng khắp nơi.

Thế Cao tuy ở trong cung điện nguy nga mà ông lại giữ giới vô cùng nghiêm tịnh. Sau khi vua cha mất, lẽ ra Ngài sẽ nối ngôi, nhưng vì nhìn thấu lẽ vô thường cho nên sau khi mãn tang cha, ông đã nhường ngôi lại cho chú mình, còn mình xuất gia, đi khắp nơi học đạo.

Với tài đức, trí tuệ sẵn có, rất nhanh Ngài đã thông đạt Tam Tạng, sở trường về A Tỳ Đàm và thiền quán đạt đến mức nhập diệu. Sau đó, Thế Cao đi qua Tây Vực để hoằng hóa vào niên hiệu Kiến Hòa thứ 2 đời Đông Hán Hoàn Đế (148), sau đó lại đến Lạc Dương – Trung Quốc. Chẳng bao lâu sau ông đã thông thạo tiếng Hoa và tham gia dịch thuật hơn hai mươi năm (đến niên hiệu Kiến Ninh thứ 3 đời Hán Linh Đế – 170). Thời kỳ đó là giai đoạn đầu của Phật Giáo Trung Hoa ít có người thông thạo cả tiếng Phạn và Tiếng Hoa nên quá trình dịch thuật tài liệu rất khó khăn và dẫn đến nhầm lẫn.


An Thế Cao vốn là người Tây Vực, lại thông thạo thêm cả tiếng Hoa, nên ông dịch Kinh rất chính xác. Những kinh điển Ngài dịch không chỉ nghĩa lý rõ ràng, dùng từ xác đáng, lời không chân phương, dễ hiểu mà văn chất lại chẳng quê mùa chút nào. Nhờ thế mà ai đọc cũng say mê không biết chán. Ngài được xem là nhà dịch thuật đứng đầu thời đó, cũng là người đặt nền móng cho Phật giáo Trung Quốc. Ngài đã dịch thuật nhiều kinh điển nổi tiếng như: Thập Nhị Nhân Duyên, Chuyển Pháp Luân, An Ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập, Bát Chánh Đạo, Thiền Hành Pháp Tưởng, A Tỳ Đàm, Ngũ Pháp Tứ Đế, Tu Hành Đạo,… Theo Tam Tạng Ký Ngài đã dịch khoảng 34 bộ, 40 quyển, tuy nhiên còn nhiều thuyết khác, như Cao Tăng Truyện lại cho rằng Ngài dịch 39 bộ.

An Thế Cao biết rõ nghiệp duyên của mình. Dân gian lưu truyền rất nhiều câu chuyện thần dị về cuộc đời của Ngài. Thế Cao từng kể lại rằng tiền thân của mình là một người xuất gia, ông ở với một người bạn đồng tu. Người này ưa thích bố thí, cúng dường nhưng tính tình lại hay sân hận. Khi đi khất thực, nếu vị thí chủ nào trái ý ông thì ông liền nổi giận. Dù Thế Cao đã nhiều lần khuyên ngăn nhưng ông ấy không thay đổi. Cứ như thế hơn 20 năm, một hôm Ngài từ biệt người bạn ấy ra đi, nói rằng:

– Tôi đi Quảng Châu để trả cho hết túc nghiệp. Ông tinh tấn, thông đạt Kinh điển chẳng kém gì tôi, nhưng tánh còn nhiều sân hận. Sau khi mạng chung, e rằng ông phải bị đọa, mang thân hình xấu xa đáng sợ. Nếu tôi đắc đạo sẽ đến độ ông.

Thế Cao đến Quảng Châu, không may gặp phải cảnh giặc cướp hoành hành, loạn lạc khắp nơi. Trên đường đi, Ngài gặp một thiếu niên, hắn rút dao ra nói: “Ta tìm gặp được ngươi rồi!”

Lúc này, Ngài chỉ mỉm cười mà nói: “Ta vì đời trước mắc nợ mạng của ông, nên từ xa đến đây để trả. Ông sở dĩ gặp ta liền nổi sân, là do có lòng hờn giận từ đời trước.”

Nói xong, không chút sợ hãi Ngài ung dung đưa cổ cho hắn ta chém! Lúc ấy, người xem rất đông, ai ai cũng khiếp sợ.

Sau đó, thần thức của ông thác sinh lại làm vương tử nước An Tức, chính là An Thế Cao ở hiện đời. Khi du phương đến Trung Quốc, Ngài bèn chấn tích đi đến Giang Nam. Ông nói rằng: “Tôi sẽ đến Giang Nam để độ người bạn đồng tu xưa”.

Khi thuyền đi đến hồ Cung Đình, ở đây có một miếu thờ thần vô cùng linh thiêng, nổi tiếng. Các thương khách thường ghé lại cúng lễ, cho đi đường xuôi buồm thuận gió. Kể về miếu thờ này, người ta kể lại trước đây có người đến trộm trúc trồng ở quanh miếu, và dùng thuyền chở đi, nhưng thuyền vừa đã bị lật chìm, trúc trôi trở lại nơi cũ. Từ đó không ai dám động phạm đến miếu nữa.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?