Tìm hiểu ý nghĩa về các pháp khí trong Phật Giáo
Tìm hiểu ý nghĩa về các pháp khí trong Phật Giáo. Pháp khí hiểu đơn giản chính là những dụng cụ thường được người tu hành thực hành trong lúc tu tập, hay lúc làm pháp sự, để dâng cúng lên chư Phật hoặc các đạo tràng nghiêm trang hay làm dụng cụ trợ ích trong tu tập. Các pháp khí trong Phật Giáo sẽ có công năng khác nhau nhưng đều thể hiện sự từ bi, trí tuệ trong Đạo Phật.
Tuy có nhiều loại pháp khí, nhưng thường có 9 loại pháp khí linh thiêng hay được sử dụng nhất như sau:
2.1. Tràng hạt
Tràng hạt là chắc đã quá quen thuộc, bởi ngày nay nhiều người không phải Phật tử cũng thường đeo chúng như những món đồ trang trí. Ngày nay tràng hạt được làm từ nhiều nguồn vật liệu khác nhau, như đá, ngọc trai nhưng nhiều nhất vẫn là các loại gỗ như đàn hương, hạt bồ đề, gỗ bồ đề, dâu tằm. Về nguồn gốc xuất xứ trong Kinh Mộc quán tử có chép lại như sau:
Ngày xưa có một vị Quốc Vương tên là Ba-lưu lê đến bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, nước của tôi tuy nhỏ hẹp nhưng thường không được yên ổn. Tôi phiền não lắm, tôi muốn theo lời Phật dạy để tự sửa mình và để trị an xứ sở, nhưng nghiệt vì giáo pháp của Phật rộng rãi vô biên, tôi không biết làm sao tu tập cho hết được, vậy nên tôi đến đây, cúi mong Đức Phật đem lòng từ bi chỉ giáo cho tôi một pháp yếu để tu hành.
Xem thêm: Chú Chuẩn Đề
Phật dạy: Nếu nhà vua muốn diệt trừ phiền não, không gì hơn nhà vua hãy trở về lấy gỗ tiện thành 108 hạt, xâu lại thành chuỗi, dùng làm vật tùy thân. Thế rồi nhà vua nên thường trí tâm niệm “Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng”, niệm mỗi câu lần một hột, niệm 108 câu nhà vua lần qua 108 hạt chuỗi. Nhà vua hãy gắng niệm cho thường trong một thời gian, phiền não của nhà vua sẽ tự khắc được tiêu trừ, tai biến trong quốc độ của nhà vua cũng sẽ nhờ công tu niệm đó mà được tinh giảm. Vua Ba – Lưu – lê theo lời Phật dạy, trở về lấy gỗ tiện thành tràng hạt, không những tự mình tinh tấn tu niệm nhà vua còn khuyến khích dân chúng cũng gắng công tu niệm, nên chẳng bao lâu tai ương trong nước giảm bớt dần, dân chúng cũng trở nên hiền lành. Sống một đời sống thái bình an lạc.
Về sau, phương pháp tu niệm lần tràng hạt mà nay được gọi là “phương pháp sổ châu” và lan truyền khắp nơi, rất nhiều đệ tử dùng pháp khí này trong khi tu niệm.
Ý nghĩa của tràng hạt sẽ tùy vào số hạt của tràng. Tràng hạt gồm có 3 loại: có 108 hạt, có 54 hạt, và có 18 hạt. Loại 108 hạt là loại phổ biến nhất, 108 hạt này tượng trưng cho 108 phiền não. Chúng sinh vốn dĩ có nhiều phiền não nhưng được tóm tắt thành 108 phiền não căn bản này. Người kỳ công tu niệm theo phương pháp này sẽ diệt hẳn được 108 phiền não.
Xem thêm: Chú Vãng Sanh là gì?
108 loại phiền não này được lược kể sau: đó là 88 kiến hoặc của tam giới (lục sắc và vô sắc giới), thêm 10 tư hoặc ở dục giới và sau cùng là 10 món triền phược phiền não như: vô tàm, vô quý, tật, xan, hối, thùy miên, trạo cử, hôn trầm, sân hận, phú.
Tiếp theo là loại 18 hạt cũng khá phổ biến. Không có nhiều tài liệu giải thích về con số 18 này, nhưng người ta cho rằng 18 hạt tượng trưng cho 18 vị La hán hoặc 18 vị vương tử trong kinh Pháp Hoa. Loại 54 hạt thì ít phổ biến hơn, vì không có nhiều ý nghĩa, người ta chỉ dùng vì số 54 này nhỏ hơn, tiện đeo, và bằng một nửa 108 phục vụ cho việc đếm số thôi.
Nhận xét
Đăng nhận xét