37 đạo phẩm là gì? 37 phẩm trợ đạo chứng đắc thánh đạo thánh quả

37 đạo phẩm là gì? 37 phẩm trợ đạo chứng đắc thánh đạo thánh quả. 37 đạo phẩm là tập hợp 37 thành phần hỗ trợ cho hành giả trên con đường giác ngộ, là cách tu tập giúp chúng sinh đạt quả bồ đề. 37 đạo phẩm được biết đến bằng nhiều tên gọi khác như Tam thập thất đạo phẩm, Tam thập thất bồ đề phần pháp, Tam thập thất chủng bồ đề phần pháp, Tam thập thất giác chi, Tam thập thất trợ đạo phẩm hoặc 37 phẩm trợ đạo. 37 đạo phẩm bao gồm:


1.1. Tứ niệm xứ Quán Thân bao gồm sự tỉnh giác trong hơi thở, thở ra, thở vào, cũng như tỉnh giác trong bốn dạng cơ bản của thân (đi, đứng, nằm, ngồi). Tỉnh giác trong mọi hoạt động của thân thể, quan sát 32 phần thân thể, quán sát yếu tố tạo thành thân cũng như quán tử thi.

Quán Thọ là nhận biết rõ những cảm giác, cảm xúc dấy lên trong tâm, biết chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính, nhận biết chúng là thế gian hay xuất thế, biết tính vô thường của chúng.

Quán Tâm là chú ý đến các tâm pháp (ý nghĩ) đang hiện hành, biết nó là tham hay vô tham, sân hay vô sân, si hay vô si (Tâm sở).


Quán Pháp là biết rõ mọi pháp đều phụ thuộc lẫn nhau, đều Vô ngã, biết rõ Ngũ chướng có hiện hành hay không, biết rõ con người chỉ là Ngũ uẩn đang hoạt động, biết rõ gốc hiện hành của các pháp và hiểu rõ Tứ diệu đế.

1.2. Tứ chính cần

Tinh tấn tránh làm các điều ác chưa sinh.

Tinh tấn vượt qua những điều ác đã sinh.

Tinh tấn phát huy các điều thiện đã có, nhất là tu học Thất giác chi.

Tinh tấn làm cho các điều thiện phát sinh.

1.3. Tứ thần túc

Dục thần túc (zh. 欲神足, sa. chanda ṛddhi pāda), lòng tha thiết hoặc tập trung đạt được.

Cần thần túc (zh. 勤神足, sa. vīrya ṛddhi pāda), tâm tinh tiến chuyên cần.

Tâm thần túc (zh. 心神足, sa. citta ṛddhi pāda), ghi khắc kĩ những cấp đã đạt được.

Quán thần túc (zh. 觀神足, sa. mīmāṃsa ṛddhi pāda), thiền định, trạng thái thiền.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?