Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2023

Những câu chuyện truyền thuyết về hoa Bỉ Ngạn

Hình ảnh
Những câu chuyện truyền thuyết về hoa Bỉ Ngạn . Hoa Bỉ Ngạn hay còn được gọi là Mạn Đà La, Mạn Thù La, U Linh Hoa, Vong Xuyên Hoa, Hoa Mạn Thù Sa,… tên khoa học là Lycoris Radiata, thuộc họ Amaryllidaceae. Hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, thường được nhắc tới nhiều trong thơ văn và tranh vẽ. Hoa Bỉ Ngạn có nhiều màu sắc, được chia thành: Hoa Bỉ Ngạn Đỏ, Bỉ Ngạn Vàng, Bỉ Ngạn Trắng, Bỉ Ngạn Xanh,… Hoa được phát hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1854. Một thuyền trưởng đã mang 3 cây Hoa Bỉ Ngạn này từ Nhật Bản về Mỹ trồng để tặng cháu gái của mình. Từ đó Hoa Bỉ Ngạn ngày càng xuất hiện rộng rãi trên thế giới nhiều hơn. Xem thêm: Chú Dược Sư Phật + Thân cây: Đây là loài cây có thân như củ hành, một đoạn thân giả phía trên thẳng tắp, chiều cao trung bình từ 50-100cm. + Lá cây thuôn dài. Một đặc điểm chỉ có ở cây Bỉ Ngạn là hoa nở thì lá sẽ tàn, nên người ta có câu: “Hoa Bỉ Ngạn thấy lá chẳng có hoa”. + Hoa: Hoa mọc theo cụm, một cụm hoa có khoảng 4-6 nụ. Khi nở, hoa tạo thành trù

Ý nghĩa của lá Bồ Đề trong Phật Giáo là gì?

Hình ảnh
Ý nghĩa của lá Bồ Đề trong Phật Giáo là gì? Cội Bồ Đề có tên tiếng Anh là Bodhi Tree và tên khoa học là Ficus Religiosa. Cội Bồ Đề là danh hiệu mà Phật Giáo dành cho một cây cổ thụ này – nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thiền tọa, chứng đắc và giác ngộ. Trong Phật Giáo có 4 thánh địa gắn liền với cuộc đời Đức Phật đó là: + Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini): nơi Đức Phật đản sinh. + Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya): nơi Đức Phật đắc quả. + Vườn Lộc Uyển, Vườn Nai (Sarnath): nơi Đức Phật truyền bá giáo lý cho những đệ tử đầu tiên của mình. + Câu Thi Na (Kushinagar): nơi Đức Phật nhập Niết Bàn. Cội Bồ Đề tọa lạc ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), một thị trấn nhỏ nằm ở phía đông nam bang Bihar, Ấn Độ. Đây là niềm mơ ước của nhiều người con Phật Tử, mong muốn đến đây để được chiêm ngưỡng bái lạy nơi Đức Phật tọa thiền và đắc đạo. Xem thêm: Chú Đại Bi 84 Câu Dễ Đọc Thuộc Trước khi đức Phật thành đạo, loài cây này vốn là một cây cổ thụ được người dân Ấn Độ gọi là cây Tatpala, cây Asvatthi, cây Pipal hay Pippali,…

Tìm hiểu sự tích cây Sala và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Hình ảnh
Tìm hiểu sự tích cây Sala và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cây Sala còn được gọi là tha la, tên khoa học là Shorea Robusta, là cây thuộc họ Dipterocarpaceae (họ Dầu). + Cây thân gỗ, thân cây phát triển chậm, cao khoảng 30-35 mét, và đường kính thân có thể lên đến 2-2,5 mét. + Lá cây mọc so le dài 10-25 cm, rộng 5-15 cm, hình bầu dục, gân lá nổi, hình xương cá,.. vào mùa khô lá rụng nhiều nhất là vào giữa tháng 2 đến tháng 4, ra lá non vào khoảng tháng 4, tháng 5 hằng năm. + Hoa: búp nụ xoắn, hoa màu trắng, mọc thành từng chùm ở đầu cành, có 5 cánh có hương thơm ngát. + Phân bố: Nguồn gốc của cây là tiểu lục địa Ấn Độ thời xa xưa, cây phân bố thành nhiều khu vực lớn tại phía nam dãy núi Himalaya từ Myanmar đến Nepal, Ấn Độ và Bangladesh. Xem thêm: Kinh Địa Tạng là gì Trong Phật Giáo, có ba loài cây liên quan đến cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đó là cây Vô Ưu (Saraca indica) – khi Đức Phật sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni; cây Bồ đề (Ficus religiosa, Bodhi) – khi Đức Phật thành đạo dưới gố

Tìm hiểu về ý nghĩa của Hoa Vô Ưu trong Phật Giáo

Hình ảnh
Tìm hiểu về ý nghĩa của Hoa Vô Ưu trong Phật Giáo. Hoa Vô Ưu là một trong những Hoa thường được nhắc tới trong Phật Giáo, là hình ảnh gắn liền với sự kiện ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hôm này mời các bạn cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu về ý nghĩa của loài Hoa Vô Ưu và sự phân biệt với Hoa Ưu Đàm trong Phật Giáo. Hoa Vô Ưu có tên khoa học là Couroupita Cuianensis, xuất hiện nhiều ở nguồn gốc Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Lào, Mianmar,… 1.1. Đặc điểm của Hoa Vô Ưu + Thân cây: cây thân gỗ, thân cây màu xanh. + Lá cây màu và nhỏ dài. + Hoa màu vàng cam, có 4 cánh, càng đến lúc tàn cánh hoa sẽ chuyển sang màu đỏ. Hoa mọc thẳng ra từ thân cây, hoa mọc từ cuống lên đến cành, có thể dài từ 2-3 mét. Hoa nở quanh năm và mọc thành chùm. + Hoa có mùi thơm dịu tỏa ra từ những cánh hoa dày. Đầu hoa nhỏ và có nụ màu vàng, các chùm hoa mọc kín lên nhau từ cuống lên đến cành. + Thời điểm: Hoa Vô Ưu nở quanh năm nhưng nhiều nhất là khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 hằng năm. Xem thêm: Thần Chú A

Ý nghĩa của hoa sen trong Phật Giáo là gì?

Hình ảnh
Ý nghĩa của hoa sen trong Phật Giáo là gì? Hoa sen (tiếng Phạn là Padma) được trồng nhiều ở các nước phương Đông. Tại Việt Nam, hình ảnh hoa sen cũng gắn liền với các sự kiện văn hóa, đời sống, tâm linh. Đầu tiên, ai cũng biết ý nghĩa hoa sen là loài hoa thuần khiết, trong sạch, không bị ô uế, đúng như câu ca dao “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Đó chính là lý do loài hoa này thường được các Phật tử dâng lên cúng dường Chư Phật. Theo truyền thuyết, khi Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh, Ngài đi 7 bước và xuất hiện 7 bông hoa sen nâng đỡ chân của Ngài. Ngoài ra chúng ta cũng thường thấy hình tượng, tranh vẽ Chư Phật, Bồ Tát ngồi thiền trên đài sen. Hơn 5.000 năm trước, người dân Ai Cập đã bắt đầu sử dụng hoa sen để cúng bái trong các nghi lễ của mình để bày tỏ sự tôn kính. Tại Ấn Độ – cái nôi của Phật Giáo, hình ảnh hoa sen chính là hình ảnh biểu tượng của sức mạnh tinh thần, giá trị, đạo đức, nhân phẩm của con người. Tương tự tại Việt Nam từ thời xa xưa. Sự vươn lên mạnh mẽ để đón lấy

Đạo sư Mã Nhĩ Ba là ai trong Phật Giáo Tạng Truyền

Hình ảnh
Đạo sư Mã Nhĩ Ba là ai trong Phật Giáo Tạng Truyền. Đạo sư Mã Nhĩ Ba hay còn được gọi là Marpa. Ông là một nhân vật lịch sử có thật, sinh năm 1012 và mất năm 1097. Ông là đạo sư, dịch sư, nhà triết học, biên tập viên, giáo viên, nhà văn nổi tiếng của Nam Tây Tạng. Mã-nhĩ-ba đi Ấn Ðộ và mang về Tây Tạng giáo pháp Ðại thủ ấn và Na-lạc lục pháp. Ông là thầy của Mật-lặc Nhật-ba, đóng vai trò quan trọng trong phái Ca-nhĩ-cư. Mặc dù tu hành tích cực nhưng Mã-nhĩ-ba vẫn tham gia công việc thế tục một cách hài hoà. Thời trẻ tuổi, ông đã học Phạn ngữ (tiếng Sanskrit) và sau đó ông đổi toàn bộ sản nghiệp lấy vàng bắt đầu chuyến du hành Ấn Ðộ. Tại đây, ông gặp Na-rô-pa, một vị Ma-ha Tất-đạt và được vị này hướng dẫn trong 16 năm liền. Trở lại đất nước Tây Tạng, ông dùng hết thời gian để phiên dịch kinh sách, sống cuộc đời của một nông dân, lập gia đình với Dag-me-ma và có nhiều người con. Sau đó, trên đường tìm những chú giải của những Mật kinh, ông lại đi Ấn Ðộ một lần nữa và sau khi về lại Tây

Thần chú Liên Hoa Sinh và tìm hiểu tiểu sử của Ngài

Hình ảnh
Thần chú Liên Hoa Sinh và tìm hiểu tiểu sử của Ngài. Kim Cương Thượng Sư Liên Hoa Sinh sinh năm 717 và mất năm 762. Ông còn được gọi là Liên Hoa Sanh, Guru Rinpoche và Padmasambhava. Là một nhân vật được nhắc đến nhiều trong kinh điển đã tu chứng quả ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 8. Trong Kinh điển cũng từng nói Phật Thích Ca, Quán Thế Âm Bồ Tát và Ngài là đồng một thể.  Chính Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng huyền ký sau khi nhập Niết bàn, Ngài sẽ hóa thân thành Thượng sư Liên Hoa Sinh sau 1000 năm. Tương truyền, Ngài sinh ra từ một hoa sen của hồ Liên Hoa. Sự ra đời của Ngài đã để lại dấu ấn sâu đậm cho Phật Giáo Ấn Độ. Ngài đã góp công rất lớn trong hành trình hoằng hóa pháp Kim Cương Thừa trên khắp dãy núi Himalaya, để lại những bí quyết, phép tu học hành trì. Ngài thường sử dụng các câu chân ngôn để thu phục ma quái. Vì thời đó phần lớn mọi người đều theo đạo Bon, thờ các vị thần, ma quái, lợi dụng họ để mang lại lợi ích cho mình. Thấy thế, đại sư Liên Hoa Sinh thi triển thần thông thu phục

Đại Sư Giám Chân là ai trong Phật Giáo Hán Truyền

Hình ảnh
Đại Sư Giám Chân là ai trong Phật Giáo Hán Truyền. Đại sư Giám Chân quê ở Dương Châu, Trung Quốc. Ông sinh năm 688 và mất năm 763. Thuở nhỏ, ông đã chịu ảnh hưởng của gia đình và rất thích Phật Giáo. Khi vừa 14 tuổi, ông vào chùa thấy tượng Phật liền sinh lòng cảm động, lại say mê tranh, tượng, bích họa, kinh điển cùng y viện, nơi bào chế thuốc của chùa, nên cha ông gửi ông vào chùa Đại Vân, lấy danh là Giám Chân. Sư được nhiều người biết đến là người thông thạo Tam tạng, giữ nghiêm giới luật. Năm 705, Giám Chân thụ giới với đại sư Đạo Ngạn – một vị đệ tử của cao tăng Văn Cương rất nổi tiếng lúc bấy giờ. Ngài tu khổ hạnh ở đây 2 năm thì được thầy đưa tới Lạc Dương, Trường An – vùng đất mà Phật giáo rất phát triển để học tập thêm. Năm 23 tuổi, Giám Chân được cao tăng Hoằng Cảnh thụ giới cụ túc. Do người thầy của mình là một đệ tửu của Luật Tông, cho nên Giám Chân nghiên cứu rất kỹ về giới luật và bắt đầu những buổi thuyết giảng. Với tinh thần tuổi trẻ, Giám Chân đi khắp các nơi, tìm hi

Thiền sư Nhất Hạnh là ai trong Phật Giáo Trung Quốc?

Hình ảnh
Thiền sư Nhất Hạnh là ai trong Phật Giáo Trung Quốc? Thiền sư Nhất Hạnh là một nhà sư của Trung Quốc, ông sinh năm 683 và mất năm 727. Không chỉ được biết đến với vai trò là một Thiền Sư nổi tiếng của Mật Tông, ông còn là nhà thiên văn học nổi tiếng thời bấy giờ. Tục danh của ông là Trương Toại vốn là người Xương Lạc, Ngụy Châu (ngày nay là huyện Nam Lạc, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Trong “Tống Cao Tăng Truyện” ghi rõ ông là cháu của Trương Công Cẩn – một vị công thần khai quốc thời sơ Đường, vốn là một gia tộc hiển hách. Ngay từ nhỏ, ông đã có tố chất thông minh, lanh lợi cộng thêm trí nhớ siêu phàm, đọc qua một lần là có thể ghi nhớ. Thông minh là thế, nhưng ông lại không màng con đường khoa cử, mà lại chỉ thích nghiên cứu khoa học. Khi mới 20 tuổi ông đã thông hiểu các điển tích nho giáo, lịch sử, thiên văn, âm dương ngũ hành và đạo gia. Xem thêm: Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề Một lần, ông mượn được quyển Thái Huyền Kinh được trước tác bởi học giả Dương Hùng từ chỗ đạo sĩ Doãn Sùng – một vị

Đại sư Huệ Năng là ai trong Phật Giáo Hán Truyền?

Hình ảnh
Đại sư Huệ Năng là ai trong Phật Giáo Hán Truyền? Đại sư Huệ Năng là một vị thiền sư vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, theo sử sách ghi lại ông sinh năm 638 và mất năm 713. Ông chính là vị tổ sư thứ 6 của Thiền Tông, kế tiếp Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, được tôn xưng là Lục Tổ Huệ Năng. Lục Tổ Huệ Năng được xem là người giúp Thiền Tông chuyển mình từ mang đậm phong cách Ấn Độ, sang có những màu sắc riêng của Trung Quốc. Cũng chính vì điều này mà có ý kiến cho rằng Lục Tổ Huệ Năng mới là người khai sáng Thiền Tông Trung Quốc. Trong cuộc đời ông có nhiều học trò xuất sắc như Thanh Nguyên Hành Tư, Nam Nhạc Hoài Nhượng,… Hai vị này đều là những thiền sư dẫn đầu các dòng Thiền Tông về sau, tuy nhiên ông không truyền y bát cho ai, nên không còn ai được xem là truyền nhân chính thức. Thiền Đốn Ngộ hay còn gọi là Thiền Nam Tông chính là tông phái do Đại Sư Huệ Năng sáng lập. Ngoài ra ông cũng chính là tác giả của tác phẩm chữ Hán duy nhất được gọi là “Kinh” chính là bộ Lục tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh. V

Đại sư Huyền Trang là ai trong Phật Giáo Trung Hoa?

Hình ảnh
Đại sư Huyền Trang là ai trong Phật Giáo Trung Hoa? Đại sư Huyền Trang (Xuanzang) sinh năm 602 và mất năm 664, thường được biết đến với tên gọi là Đường Tam Tạng, Đường Tăng. Ông là một học giả và là Giáo thọ sư Phật học được nhiều người biết đến vào thế kỷ thứ VII tại Trung Hoa. Ông ta sinh tại Lạc Dương tỉnh Hồ Nam, trong một gia đình có truyền thống quan lại. Theo các kỳ truyện kể lại từ bé ông đã thông minh, đỉnh ngộ, được cha dạy cho những nghi thức Nho giáo. Từ năm 13 tuổi, Huyền Trang bắt đầu học về giáo lý nhà Phật tại chùa của Ngài Tsing-tu trong thành Lạc Dương. Lúc bấy giờ cũng đã có nhiều Kinh điển Phật Giáo dịch từ tiếng Ấn Độ và trung tâm Châu Á được dịch sang tiếng Trung Quốc. Phật giáo Trung Hoa cũng nghiên cứu và luận giải trên những bộ kinh đó nhưng lại có sự luận giải khác nhau, không rõ ràng. Điều này cũng thôi thúc đại sư Huyền Trang đi Thiên Trúc thỉnh kinh để tự mình tìm hiểu. Lúc này Đường Thái Tông có lệnh cấm đi sang các nước Ấn Độ, nhưng ông đã liều mình để

Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ là ai trong Phât·

Hình ảnh
Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ là ai trong Phật Giáo Trung Hoa? Đại sư Đạt Ma (khoảng 470 – 543 CN) là một người Ấn Độ. Ông còn có các tên gọi khác như Đạt Ma Sư Tổ và Bồ Đề Đạt Ma (dịch nghĩa là Giác Pháp) là một cao tăng huyền thoại được biết đến nhiều nhất. Ngài sống ở thế kỷ thứ 5 và thứ 6 sau Công Nguyên, được xem là vị sư tổ thứ 28 trong một dòng truyền thừa chính gốc từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.  Trong lịch sử, Đạt Ma Sư Tổ là người có sức ảnh hưởng rất lớn trong quá trình truyền bá Thiền Tông từ Ấn Độ sang Trung Quốc. Ông được công nhận là vị Tổ sư thứ 28 của pháp môn thiền định do chính Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập và là Tổ sư đầu tiên của bộ môn này tại Trung Hoa. Đạt Ma Sư Tổ cũng được ghi nhận là người lập ra môn phái võ thuật Thiếu Lâm nổi tiếng của Trung Quốc. Ngài có xu hướng dạy các đệ tử về những trải nghiệm, kinh nghiệm trực tiếp về Phật tánh, hơn là sự hiểu biết suông về nó. Phong cách trả lời, trình bày ngắn gọn khiến một số người, đến cả vua Lương Vũ Đế cũng có lần tức giận

Đại sư Đàm Vô Sấm là ai trong Phật Giáo Hán Truyền?

Hình ảnh
Đại sư Đàm Vô Sấm là ai trong Phật Giáo Hán Truyền? Đại Sư Đàm Vô Sấm (385 – 433 CN) dịch nghĩa là Pháp Phong. Ông còn có nhiều tên gọi khác như là Đàm Ma La Thức hay Đàm Ma Sám, Đàm Mô Sấm, Đàm La Vô Sấm. Ông là một vị cao tăng, tham gia dịch thuật nhiều kinh điển Phật Giáo Đại Thừa. Ngài vốn xuất thân từ dòng Bà-la-môn. Ông mồ côi cha từ năm 6 tuổi, theo mẹ đi dệt vải các nơi để sinh sống, gặp được ngài Ðạt Ma Da Xá – một vị cao tăng được kính trọng lúc bấy giờ. Mẹ Ngài vô cùng tôn trọng vị cao tăng này nên cho Vô Sấm đi theo làm đệ tử. Kể từ khi Ngài 10 tuổi đã cùng bạn đồng học của mình tụng kinh chú rất là thông minh kiệt xuất. Ban đầu, Ngài học giáo pháp Tiểu Thừa, giỏi cả ngũ minh, giảng thuyết, ứng đối vô cùng lưu loát và khéo léo. Về sau ngài gặp được thiền sư Bạch Đầu, cùng Ngài ấy trao đổi học thuật, tuy lý luận của Đàm Vô Sấm rất chặt chẽ nhưng thiền sư Bạch Hầu vẫn điềm tĩnh đối đáp khiến Đàm Vô Sấm rất nể phục. Sau đó Vô Sấm hỏi thiền sư và được trao tặng cho kinh Đại Bá

Tìm hiểu Đại sư Đạo Sinh là ai trong Phật Giáo Hán Truyền?

Hình ảnh
Tìm hiểu Đại sư Đạo Sinh là ai trong Phật Giáo Hán Truyền? Đạo Sinh hay còn được gọi là Đạo Sanh sinh năm 355 tại Bành Thành, ông xuất gia và tu học với Trúc Pháp Thái. Đến khoảng năm 405, sau khi ở Lô Sơn của Tuệ Viễn khoảng 7 năm, Đạo Sinh đi đến Trường An để theo học với Ngài Cưu Ma La Thập. Lúc bấy giờ đại sư La Thập đã rất nổi tiếng với hơn 3000 đệ tử từ khắp nơi đến để tham học Phật Giáo Đại Thừa. Đạo Sinh đến đây 2 năm, tuy thời gian ngắn này cũng đủ để Ngài thể hiện bản lĩnh của mình qua việc ngài được xếp vào vị trí “tứ kiệt”, ông đứng đầu Bát Hùng và Thượng thủ mười lăm đệ tử xuất chúng của La-thập. Tuy rất giỏi, nhưng không có nhiều chứng cứ nói về vai trò đặc biệt của ông trong quá trình, công cuộc dịch thuật của Đại sư Cưu Ma La Thập. Mặc dù Tăng Triệu có ghi nhận rằng Đạo Sinh có tham dự trong quá trình dịch Kinh Pháp Hoa của La Thập, nhưng có bằng chứng nào chứng minh Đạo Sinh là phụ tá đắc lực trong quá trình dịch thuật. Xem thêm: Thần chú Hoàng Thần Tài Đến năm 408, Đ

Đại sư Cưu Ma La Thập là ai trong Phật Giáo Trung Quốc?

Hình ảnh
Đại sư Cưu Ma La Thập là ai trong Phật Giáo Trung Quốc? Đại sư Cưu Ma La Thập tên tiếng Phạn là Kumārajīvasinh, sinh năm 344 và mất năm 413 CN. Là một vị cao tăng đời Đông Tấn. Ngài là một trong bốn nhà dịch kinh lớn của Trung Quốc. Cha là Cưu Ma La Viêm, mẹ là Kỳ Bà. Ngay từ trong bụng mẹ, Cưu Ma La Thập đã độ cho mẹ của mình. Kỳ Bà không biết tiếng Ấn Ðộ, nhưng khi mang thai Ngài, lại có thể nghe nói được tiếng Phạn, còn có tài năng biện tài vô ngại. Một vị A La Hán thời bấy giờ đã nói với mọi người rằng: “Ðứa trẻ ở trong bụng của bà này chẳng phải tầm thường, là người có đại trí huệ. Trước kia, đệ tử của Đức Phật là Ngài Xá Lợi Phất ở trong bụng mẹ, thì mẹ của Ngài cũng có trí huệ biện tài vô ngại. Đại khái đứa trẻ này cũng như Xá Lợi Phất“. Sau khi sinh Ngài ra, sau 3 năm mẹ của Ngài lại sinh thêm một người con nữa. Từ đó trở đi, Kỳ Bà thường xuyên đến Chùa nghe giảng kinh. Vì căn cơ của bà ta sâu dày, sau khi nghe sư thầy giảng giải về vô thường, vô ngã, khổ thì bà phát tâm muốn

Ngài Đại sư Huệ Viễn là ai trong Phật Giáo Hán Truyền?

Hình ảnh
Ngài Đại sư Huệ Viễn là ai trong Phật Giáo Hán Truyền? Đại sư Huệ Viễn (334 – 416) thuộc dòng họ Giả, là người Đông Tấn, Nhạn Môn Lâu Phiền, (nay tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Tên hiệu đầy đủ của Ngài là “Lô Sơn Đông Lâm Tự Huệ Viễn Đại Sư”. Ông được miêu tả với dung mạo trang ngiêm, cương nghị, mặt to, vuông vắn, giọng êm dịu, ai trông thấy cũng kính sợ. Ngay từ lúc bé, Ngài đã vô cùng hiếu học. Năm 13 tuổi, Ngài đến Lạc Dương cùng với cậu để học tập. Ban đầu, Ngài theo học đạo Nho, Lão, Trang. Đến năm 354, khi ấy ông đã 21 tuổi, Ngài định cùng danh nho Phạm Tuyên Tử đi ẩn cư, nhưng lại gặp cảnh chiến loạn Thạch Hồ, cướp bóc khắp nơi, đường xá không thông nên không thể đi được. Khi 21 tuổi, Huệ Viễn phát tâm xuất gia quy y cửa Phật. Lúc bấy giờ, Đại sư Đạo An đang lập chùa ở Thái Hành – Hằng Sơn để hoằng hóa chánh pháp. Vào thời bấy giờ, Đại sư Đạo An đang rất nổi tiếng, được người người kính trọng. Khi Huệ Viễn đến thăm viếng, tham vấn về Phật Giáo, Ngài nhận ra Đạo An quả thật là