Những câu chuyện truyền thuyết về hoa Bỉ Ngạn

Những câu chuyện truyền thuyết về hoa Bỉ Ngạn. Hoa Bỉ Ngạn hay còn được gọi là Mạn Đà La, Mạn Thù La, U Linh Hoa, Vong Xuyên Hoa, Hoa Mạn Thù Sa,… tên khoa học là Lycoris Radiata, thuộc họ Amaryllidaceae. Hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, thường được nhắc tới nhiều trong thơ văn và tranh vẽ. Hoa Bỉ Ngạn có nhiều màu sắc, được chia thành: Hoa Bỉ Ngạn Đỏ, Bỉ Ngạn Vàng, Bỉ Ngạn Trắng, Bỉ Ngạn Xanh,…


Hoa được phát hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1854. Một thuyền trưởng đã mang 3 cây Hoa Bỉ Ngạn này từ Nhật Bản về Mỹ trồng để tặng cháu gái của mình. Từ đó Hoa Bỉ Ngạn ngày càng xuất hiện rộng rãi trên thế giới nhiều hơn.


+ Thân cây: Đây là loài cây có thân như củ hành, một đoạn thân giả phía trên thẳng tắp, chiều cao trung bình từ 50-100cm.

+ Lá cây thuôn dài. Một đặc điểm chỉ có ở cây Bỉ Ngạn là hoa nở thì lá sẽ tàn, nên người ta có câu: “Hoa Bỉ Ngạn thấy lá chẳng có hoa”.

+ Hoa: Hoa mọc theo cụm, một cụm hoa có khoảng 4-6 nụ. Khi nở, hoa tạo thành trùm vô cùng độc đáo, chính vì thế mà nó được gọi là Spider Lily để mô tả cấu trúc của loài hoa này.

+ Thời điểm: Hoa Bỉ Ngạn chỉ nở hoa vào mùa Xuân và mùa Thu, đặc biệt vào dịp Xuân phân và Thu phân. Tùy vào thời điểm nở mà được gọi hoa là Xuân Bỉ Ngạn hoặc Thu Bỉ Ngạn. Hoa thích hợp trồng vào nơi có khí hậu mát mẻ, không thể trồng vào mùa hè, vì chúng nhạy cảm với nhiệt độ nóng và rất dễ chết.

Trong y học, Hoa Bỉ Ngạn có thể được dùng để bào chế một số thuốc có tác dụng giảm đau, giải cảm, tiêu độc, kháng khuẩn, chống viêm, chống mưng mủ. Hương thơm từ Hoa Bỉ Ngạn có thể đuổi được côn trùng.

Ngoài ra chúng có thể được dùng làm thuốc chống ung thư và bệnh bại liệt. Tuy vậy một số tác dụng phụ có thể gặp như: tác dụng phụ nhẹ trên tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy; còn nặng thì khó thở, dị ứng,...

Xem thêm tại: https://giacngotamlinh.com/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?