Ngài Đại sư Huệ Viễn là ai trong Phật Giáo Hán Truyền?

Ngài Đại sư Huệ Viễn là ai trong Phật Giáo Hán Truyền? Đại sư Huệ Viễn (334 – 416) thuộc dòng họ Giả, là người Đông Tấn, Nhạn Môn Lâu Phiền, (nay tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Tên hiệu đầy đủ của Ngài là “Lô Sơn Đông Lâm Tự Huệ Viễn Đại Sư”. Ông được miêu tả với dung mạo trang ngiêm, cương nghị, mặt to, vuông vắn, giọng êm dịu, ai trông thấy cũng kính sợ.


Ngay từ lúc bé, Ngài đã vô cùng hiếu học. Năm 13 tuổi, Ngài đến Lạc Dương cùng với cậu để học tập. Ban đầu, Ngài theo học đạo Nho, Lão, Trang. Đến năm 354, khi ấy ông đã 21 tuổi, Ngài định cùng danh nho Phạm Tuyên Tử đi ẩn cư, nhưng lại gặp cảnh chiến loạn Thạch Hồ, cướp bóc khắp nơi, đường xá không thông nên không thể đi được.

Khi 21 tuổi, Huệ Viễn phát tâm xuất gia quy y cửa Phật. Lúc bấy giờ, Đại sư Đạo An đang lập chùa ở Thái Hành – Hằng Sơn để hoằng hóa chánh pháp. Vào thời bấy giờ, Đại sư Đạo An đang rất nổi tiếng, được người người kính trọng. Khi Huệ Viễn đến thăm viếng, tham vấn về Phật Giáo, Ngài nhận ra Đạo An quả thật là một bậc cao Tăng nên bái nhận sư làm thầy. Năm 365, Huệ Viễn theo Đại sư Đạo An đi đến Phàn Miến. Lúc này chiến tranh loạn lạc đang xảy ra khắp nơi, thầy trò cũng bị lạc nhau. Ngài Huệ Viễn đã dẫn đồ chúng đi lánh nạn ở phương Nam. Khi đến Tầm Dương (nay là TP. Cửu Giang thuộc Giang Tây, Trung Quốc), Ngài tìm được một nơi là Khuông Lô có rừng núi thanh tịnh, yên lặng nên đã cùng đồ chúng ở tạm tại Long Tuyền Tinh Xá. Về sau Ngài cũng xây dựng Đông Lâm Tự và ở lại đây để tu học.


Ngay từ lúc sơ học cùng thầy Đạo An, Ngài Huệ Viễn đã thể hiện rõ tinh thần ham học hỏi giáo pháp Đại Thừa. Ngài cho rằng trọng trách của hàng xuất gia là việc hoằng dương chánh pháp nên luôn phát triển dựa trên tinh thần này. Đại sư Huệ Viễn căn dặn đồ chúng, người xuất gia được xưng là Sa Môn, nghĩa là bản thân phải tự phá trừ tư tưởng hôn ám, vọng niệm, đối với chúng sanh thì luôn phải giúp đỡ, hướng dẫn họ tu học để trở về bờ giác. Ngài tự nhận thấy ở phương Nam này Phật Pháp còn chưa được hoàn bị, nên dặn đệ tử Pháp Tịnh – Pháp Lãnh tiếp tục đi tìm các vị cao Tăng cầu học hoặc sang các nước như Tây Vực thỉnh Kinh, Luật tiếng Phạn về.

Vào năm 391, Sa Môn Tăng Già Đề Bà (một vị sa môn nổi tiếng lúc bấy giờ) tới truyền giáo tại Tầm Dương, Huệ Viễn liền thỉnh vị này đến trú ngụ và thỉnh nhờ Ngài dịch bộ luận “A Tỳ Đàm Tâm”, “Tam Pháp Độ”. Đây chính là sự mở đầu cho quá trình phát triển của trường phái A Tỳ Đàm tại phương Nam sau này.

Vào năm 401 khi Ngài Sa Môn Cưu Ma La Thập đến Trường An dạy đạo, Đại sư Huệ Viễn liền đến thăm viếng và tham vấn Ngài ấy vấn đề thuộc lĩnh vực Đại thừa huyền nghĩa. Lúc này Ngài La Thập cũng tán dương và khen ngợi Huệ Viễn là người có lòng cầu học giáo pháp Đại thừa.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?