Đại Sư Giám Chân là ai trong Phật Giáo Hán Truyền

Đại Sư Giám Chân là ai trong Phật Giáo Hán Truyền. Đại sư Giám Chân quê ở Dương Châu, Trung Quốc. Ông sinh năm 688 và mất năm 763. Thuở nhỏ, ông đã chịu ảnh hưởng của gia đình và rất thích Phật Giáo. Khi vừa 14 tuổi, ông vào chùa thấy tượng Phật liền sinh lòng cảm động, lại say mê tranh, tượng, bích họa, kinh điển cùng y viện, nơi bào chế thuốc của chùa, nên cha ông gửi ông vào chùa Đại Vân, lấy danh là Giám Chân. Sư được nhiều người biết đến là người thông thạo Tam tạng, giữ nghiêm giới luật.


Năm 705, Giám Chân thụ giới với đại sư Đạo Ngạn – một vị đệ tử của cao tăng Văn Cương rất nổi tiếng lúc bấy giờ. Ngài tu khổ hạnh ở đây 2 năm thì được thầy đưa tới Lạc Dương, Trường An – vùng đất mà Phật giáo rất phát triển để học tập thêm. Năm 23 tuổi, Giám Chân được cao tăng Hoằng Cảnh thụ giới cụ túc. Do người thầy của mình là một đệ tửu của Luật Tông, cho nên Giám Chân nghiên cứu rất kỹ về giới luật và bắt đầu những buổi thuyết giảng.

Với tinh thần tuổi trẻ, Giám Chân đi khắp các nơi, tìm hiểu nhiều bộ sách kinh điển của Luật Tông. Trong quá trình này ông cũng diện kiến và tham vấn nhiều danh tăng có tiếng tăm. Nhờ đó, nên rất nhanh Giám Chân trở thành thế hệ thừa kế của những vị cao tăng hàng đầu của phái Luật Tông như Văn Cương, Đạo Ngạn và Hoằng Cảnh,… Bên cạnh đó, Giám Chân còn tìm hiểu thêm các lý luận các tông phái khác, để thấy được điểm yếu, điểm mạnh của các tông phái, kết hợp thêm Luật Tông và hình thành cách kiến giải riêng của ông.


Ngoài Phật Giáo, Giám Chân cũng rất đam mê các lĩnh vực khác, như Ngũ minh học (gồm ngôn ngữ văn tự, nghề thủ công, y học, tư duy logic và lý luận của các tông phái khác). Điều này cũng góp phần giúp ông trở nên thông thái và ngày càng được nhiều người biết đến.

Đặc biệt, Giám Chân cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu y học và kiến trúc. Về sau, điều này trở thành cơ sở phục vụ cho chuyến đi hoằng pháp của ông ở nước Nhật Bản sau này.

Năm 713, 26 tuổi khi đã kết thúc chuyến hành trình, Giám Chân trở về Dương Châu trở thành đại sư Chùa Đại Minh, nay gọi là Chùa Pháp Tịnh. Tại đây sư tích cực tham gia các hoạt động Phật Giáo tại Dương Châu. Chẳng lâu sau, tiếng tăm và uy tín của ông tại đây ngày một được tăng cao, nhờ tri thức uyên bác và phẩm cách cao thượng.

Tới năm 733, sau khi một đệ tử khác của Đạo Ngạn là Nghĩa Uy viên tịch, Giám Chân trở thành người đứng đầu tổ chức Phật Giáo tại Dương Châu.


Bắt đầu từ thời điểm này, Đại sư Giám Chân không chỉ giảng Phật viết kinh, thụ giới cho các tăng ni, xây dựng chùa chiền mà còn tham gia tích cực vào việc chữa bệnh và cứu tế dân nghèo. Nhờ danh tiếng ngày một lan rộng, số tín đồ kéo về Dương Châu xin theo Giám Chân tu học ngày một đông hơn. Số người được Giám Chân truyền giới lên tới hơn 40 ngàn người. Nhờ vậy, Giám Chân trở thành lãnh tụ Phật môn, cao tăng số một ở Dương Châu và các vùng lân cận lúc đó.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?