Đại sư Huệ Năng là ai trong Phật Giáo Hán Truyền?
Đại sư Huệ Năng là ai trong Phật Giáo Hán Truyền? Đại sư Huệ Năng là một vị thiền sư vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, theo sử sách ghi lại ông sinh năm 638 và mất năm 713. Ông chính là vị tổ sư thứ 6 của Thiền Tông, kế tiếp Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, được tôn xưng là Lục Tổ Huệ Năng.
Lục Tổ Huệ Năng được xem là người giúp Thiền Tông chuyển mình từ mang đậm phong cách Ấn Độ, sang có những màu sắc riêng của Trung Quốc. Cũng chính vì điều này mà có ý kiến cho rằng Lục Tổ Huệ Năng mới là người khai sáng Thiền Tông Trung Quốc. Trong cuộc đời ông có nhiều học trò xuất sắc như Thanh Nguyên Hành Tư, Nam Nhạc Hoài Nhượng,… Hai vị này đều là những thiền sư dẫn đầu các dòng Thiền Tông về sau, tuy nhiên ông không truyền y bát cho ai, nên không còn ai được xem là truyền nhân chính thức.
Thiền Đốn Ngộ hay còn gọi là Thiền Nam Tông chính là tông phái do Đại Sư Huệ Năng sáng lập. Ngoài ra ông cũng chính là tác giả của tác phẩm chữ Hán duy nhất được gọi là “Kinh” chính là bộ Lục tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh. Vì sao nói là duy nhất, vì “kinh” vốn là một bộ sưu tập những lời nói, bài dạy của chính Phật Thích Ca Mâu Ni.
Xem thêm: Chú Đại Bi Tiếng Việt Dễ Thuộc
Theo lịch sử ghi chép lại Ngài Huệ Năng sanh giờ Tý, ngày 8, tháng 2 năm 638 (Mậu Tuất) tại Tân Châu, Lãnh Nam. Ngài vừa sinh thì có hai nhà sư đến nhà chơi, dùng tên Huệ Năng để đặt cho ông.
Thân phụ Ngài hỏi nguyên nhân thì sư chỉ đáp Nhà sư đáp: “Huệ nghĩa là đem Pháp làm ơn bố thí cho chúng sanh, Năng là nghĩa làm nỗi được việc Phật”. Vì cha Ngài họ Lư, cho nên tên đầy đủ của Ngài là Lư Huệ Năng. Thân phụ Ngài tên đầy đủ là Lư Hành Thao, vốn sinh ra ở đất Phạm Dương làm quan bị giáng chức, phải đi xa xứ đến Lãnh Nam làm thường dân, mẹ Ngài họ Lý. Không may, cha mất sớm, mẹ già, Ngài đi qua xứ Nam Hải, tại đây chịu đủ đắng cay, nghèo đói phải ra chợ bán củi để nuôi mẹ.
Năm Ngài 24 tuổi, một hôm đi giao củi cho người ta thì nghe tiếng tụng kinh Kim Cang, Ngài khai ngộ, liền hỏi người tụng kinh tu ở đâu, người ấy liền trả lời đã tu học với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn tại chùa Đông Thiền, huyện Hoàng Mai, xứ Kỳ Châu. Một người khách giúp đỡ cho ông 10 lạng bạc, bảo dùng tiền ấy xếp đặt việc ăn ở cho mẹ già, rồi tới huyện Hoàng Mai tham lễ Ngũ Tổ.
Rất nhiều bằng chứng cho thấy Lục Tổ Huệ Năng là người Việt Nam.
Xét về lịch sử, khi khai quật quần thể hang động Mạc Cao – Đôn Hoàng – tỉnh Cam Túc – Trung Quốc đã thu được nhiều sách vở, nhiều đồ vật lạ chưa từng thấy ở Trung Quốc như tiền kẽm Ba Tư, đồ đồng, đồ gốm, các vật chế từ cỏ tranh, những sách cổ đã thất truyền, đặc biệt là thu được nhiều kinh sách Phật. Trong đó có quyển Pháp Bảo Đàn Kinh, được cho là viết khoảng năm 830 đến 860. Đây được xem là bản kinh cổ nhất so với các bản có trước đó như bản Huệ Hân (967), bản Tào Khê Nguyên Bản của Khế Tung (1054-1056), bản của Tông Bảo (1291).
Xem thêm: Chú Vãng Sanh Tiếng Việt Dễ Học
Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, lai lịch của Tổ Huệ Năng (638-713) hiện lên khá rõ: “…Nghiêm phụ của Huệ Năng quê gốc ở Phạm Dương, bị cách chức đày đến Lĩnh Nam, làm thường dân ở Tân Châu. Thân này bất hạnh, cha lại mất sớm, mẹ già đơn chiếc dời đến Nam Hải, gian khó đắng cay, thường ra chợ bán củi…”
“Phạm Dương” ở đây rất có thể là ở tỉnh Hà Bắc của Việt Nam, ngày nay được chia thành 2 tỉnh là Bắc Giang và Bắc Ninh. Đặc biệt “Lĩnh Nam” và “Nam Hải” là 2 vùng đất cũng được ghi nhận trong sử sách Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét