Ý nghĩa của lá Bồ Đề trong Phật Giáo là gì?

Ý nghĩa của lá Bồ Đề trong Phật Giáo là gì? Cội Bồ Đề có tên tiếng Anh là Bodhi Tree và tên khoa học là Ficus Religiosa. Cội Bồ Đề là danh hiệu mà Phật Giáo dành cho một cây cổ thụ này – nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thiền tọa, chứng đắc và giác ngộ.


Trong Phật Giáo có 4 thánh địa gắn liền với cuộc đời Đức Phật đó là:

+ Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini): nơi Đức Phật đản sinh.

+ Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya): nơi Đức Phật đắc quả.

+ Vườn Lộc Uyển, Vườn Nai (Sarnath): nơi Đức Phật truyền bá giáo lý cho những đệ tử đầu tiên của mình.

+ Câu Thi Na (Kushinagar): nơi Đức Phật nhập Niết Bàn.

Cội Bồ Đề tọa lạc ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), một thị trấn nhỏ nằm ở phía đông nam bang Bihar, Ấn Độ. Đây là niềm mơ ước của nhiều người con Phật Tử, mong muốn đến đây để được chiêm ngưỡng bái lạy nơi Đức Phật tọa thiền và đắc đạo.


Trước khi đức Phật thành đạo, loài cây này vốn là một cây cổ thụ được người dân Ấn Độ gọi là cây Tatpala, cây Asvatthi, cây Pipal hay Pippali,… Từ khi Đức Phật chứng đắc quả, thì mới được người dân gọi là cây Bồ Đề (cây Giác Ngộ). Chính vì thế, rất nhiều ngôi đền, chùa nổi tiếng trên thế giới trồng cây Bồ Đề, để nhắc nhở chúng sinh hướng về lý tưởng giải thoát.

Cội Bồ Đề này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời tu hành của Đức Phật. Ngài đã ngồi thiền định dưới gốc cội Bồ Đề này liên tục 49 ngày đêm, cho đến khi giác ngộ hoàn toàn. Cây Bồ Đề này đã che mưa, che nắng cho Ngài. Chỗ Đức Phật ngồi thiền và chứng quả được đặt tên là Kim Cương Tọa.

Chính vì vậy, có thể nói cội Bồ Đề mang ý nghĩa tượng trưng cho sự tu tập, thức tỉnh và giác ngộ. Sau khi đã thành đạo, Đức Phật vẫn dành thời gian cả tuần lễ để tưởng niệm và nhìn ngắm cây và nơi Ngài đứng ngắm nhìn cây (cách cây khoảng 200 mét) đã được xây dựng tháp Anomesalocana.

Trước khi nhập Niết Bàn, Phật Thích Ca cũng từng dạy bảo Anan – đệ tử thân cận của Ngài rằng nếu tín đồ tới tịnh xá lễ bái mà không có Phật ở đó, thì hãy bảo họ chiêm bái cây Bồ Đề, tức nghĩa là “thấy cây Bồ Đề cũng như là thấy Như Lai vậy“.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?