Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2023

Tìm hiểu ý nghĩa định lực trong đạo Phật là gì?

Hình ảnh
Tìm hiểu ý nghĩa định lực trong đạo Phật là gì? Định lực là kiên cố, vững vàng, bất biến, không bị thay đổi, lung lay bởi bất kỳ điều gì. Đó chính là sự vững mạnh của tâm trước sự tác động của ngoại cảnh. Nhờ thế, mà người có định lực không còn tham sân si, bởi không còn bị những thứ hư ảo như tiền bạc, tình ái, danh vọng,… tác động. Những người này tâm như bất động, an trú trong sự tự tại. Phật tử nào nếu nghiêm túc giữ được giới hạnh thì bất kể là tu theo pháp môn nào từ thiền định, tịnh hay mật đều có được định lực từ chân tâm xuất ra. Đi trên đường, thấy một cô gái đẹp, người đàn ông hay đàn bà đều sẽ khởi tâm tham, dục vọng. Người đàn ông thấy gái đẹp thì muốn tán tỉnh, trêu đùa, yêu đương, người phụ nữ thấy gái đẹp cũng ngoái nhìn, tham muốn có được vẻ đẹp như cô gái kia. Đó chính là tâm bất định, bị xoáy vào vòng quay sắc dục. Một người tâm định lại khác. Người ấy có được định lực từ tâm, thì dù cô gái có xinh đẹp đâu cũng không thèm ngoái nhìn nói chi là tham luyến vẻ đẹp ấy.

Tìm hiểu các cảnh giới trong Phật Giáo là gì?

Hình ảnh
Tìm hiểu các cảnh giới trong Phật Giáo là gì? Tùy theo nghiệp thiện ác, mà chúng sinh có thể sinh vào các cảnh giới khác nhau trong Phật Giáo. Có cả thảy 31 cảnh giới nhưng có 4 cảnh giới khổ, mà không một ai muốn đến chính là: 1.1. Cảnh Địa Ngục (Niraya) Gọi là Niraya vì “Ni” là không có, “Aya” nghĩa là hạnh phúc. Chính vì vậy, địa ngục là nơi không có hạnh phúc, mà hoàn toàn là đau khổ. Vì sao những chúng sinh phải chịu những cảnh ấy? Đó chính là các nghiệp bất thiện mà chúng sinh đã gây ra nên giờ họ phải trả quả báo. Địa ngục không phải trường cửu mà chúng sanh khi trả hết nghiệp xấu xong, kẻ đó có thể tái sanh vào một cảnh giới khác, tùy vào nghiệp thiện mà chúng sinh đó đã gây ra trong nhiều kiếp trước. Xem thêm: Thần chú Hoàng Thần Tài 1.2. Cảnh Thú (Tiracchana-yoni) “Tira” là xuyên qua, còn “Acchana” là đi, cho nên Tiracchana-yoni là cảnh giới của loại cầm thú, súc sinh. Trong Phật Đạo, nếu chúng sinh nào gây ra nghiệp xấu có thể thác sinh vào cảnh giới thú như làm lợn, bò, t

Những lưu ý khi ngồi thiền và hướng dẫn tọa thiền đúng cách

Hình ảnh
Những lưu ý khi ngồi thiền và hướng dẫn tọa thiền đúng cách. Nhiều người khi mới thiền thắc mắc cách ngồi thiền như thế nào là đúng. Thật ra có rất nhiều tư thế ngồi thiền như tư thế một phần tư liên hoa, tư thế bán liên hoa, tư thế liên hoa,… Quan trọng là làm sao để bạn ngồi đúng tư thế nhưng vẫn cảm thấy thoải mái. Vậy nên lúc ngồi thiền bạn nên chuẩn bị một tấm đệm lót, bồ đoàn hoặc gối êm để hỗ trợ mình trong lúc thiền. 1.1. Điều chỉnh tư thế ngồi Khi ngồi thiền dù là tư thế nào thì phải mở rộng vai, cột sống cũng phải thẳng nhất có thể khi ngồi thiền. Nếu cảm nhận lưng mình còn vẹo sang trái hay phải thì chưa đúng tư thế, thì hãy chỉnh lại tư thế ngay. Tốt nhất, hãy tìm cho mình một người thầy biết về thiền để hướng dẫn và điều chỉnh tư thế cho bạn vào những ngày đầu tiên. 1.2. Thả lỏng vai Một lưu ý khi ngồi thiền là phải thẳng cột sống và mở rộng vai nhưng vẫn phải giữ cho vai được thư giãn, thoải mái không được gồng cứng người. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình thiền của bạ

Công năng và lợi ích của việc thiền định hàng ngày theo khoa học

Hình ảnh
Công năng và lợi ích của việc thiền định hàng ngày theo khoa học. Thiền định dịch theo tiếng Phạn là Thiền na. Theo các Phật giả học thì Thiền định là sự kết hợp giữa 2 từ: Tĩnh lự (Thiền) và Tam muội (Ðịnh) của tiếng Phạn. Cụ thể:Tĩnh lự: dùng tâm thể an yên, tĩnh lặng tuyệt đối để xem xét các vấn đề đạo pháp. Tam muội: chính là định, nghĩa là tập trung hoàn toàn lý trí vào duy nhất một đối tượng. Kết hợp cả 2 nghĩa trên, ta sẽ tìm được câu trả lời cho “Thiền định là gì?”. Đó có nghĩa là tập trung chú ý duy nhất vào một đối tượng cụ thể để không bị phân tâm, tán loạn. Nhờ đó mà tâm vắng lặng, an trú được trong sự an yên. 2.1. Thế gian thiền Xem thêm: Thần chú Hoàng Thần Tài Được gọi là thế gian thiền vì trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện, loại thiền này đã tồn tại. Pháp thiền này chia ra làm 2 loại: – Căn bản vị thiền: Gọi là căn bản vị thiền vì người tu hành ưa những lạc thọ của thiền đem lại, muốn an trú trong đó. Căn bản thị thiền có cả thảy 12 phẩm và chia thành 3 loại thàn

Những lợi ích và cách ngồi thiền để đạt được nhập định

Hình ảnh
Những lợi ích và cách ngồi thiền để đạt được nhập định . Nhập là “vào”, định là “thiền định”, vậy nên hiểu chính xác nhập định là một cảnh giới, đây là trạng thái khi thiền giả bước vào một trong Tứ Thánh Định hay còn gọi là Tứ Thiền (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ Thiền). Nhập định là khi thiền giả tinh tấn dụng công, đến khi hơi thở ngừng lại không còn hô hấp nhưng lại không phải là chết, người đó vẫn còn tri giác. Vào trạng thái nhập định, người hành thiền sẽ không còn vọng tưởng, không còn ý niệm viễn vông, tạp niệm và không phân tâm vì bất kỳ điều gì xảy ra xung quanh. Đặc biệt, thời gian trong Định không có giới hạn, không cố định là bạn sẽ nhập định bao lâu. Có khi là một khắc, một tuần, một tháng hay thậm chí là một năm, hay đạt đến vài ngàn năm như trường hợp của Tôn giả Ma Ha Ca Diếp ở núi Kê Túc – Trung Quốc. Xem thêm: Chú Lăng Nghiêm Nhiều người có suy nghĩ rằng nhập định chính là ngủ. Nhưng sự thật là ngủ và nhập định khác nhau hoàn toàn. Khi nhập định người thiền bấ

Nội dung và ý nghĩa của Tứ Niệm Xứ trong Phật Giáo

Hình ảnh
Nội dung và ý nghĩa của Tứ Niệm Xứ trong Phật Giáo. Tứ Niệm Xứ là thuật ngữ phổ biến trong Phật Giáo, là phương pháp giúp Phật tử hình thành chánh niệm giác ngộ và thức tỉnh. Trong đó, “tứ” là bốn, “niệm” là suy nghĩ, ghi nhớ, “xứ” là địa điểm, nơi, vị trí. Vậy nên “Tứ Niệm Xứ” là bốn chỗ, bốn điều mà bất kỳ một người tu học Phật Giáo cần phải ghi nhớ, xem trọng. Đây được xem là con đường duy nhất đưa người tu hành đến với sự thanh tịnh, an yên, tránh xa sầu não, đau khổ và sau cùng chính là giác ngộ. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã nhiều lần nói về sự quan trọng và ý nghĩa của phương pháp tu tập này, thể hiện rõ nhất là qua Kinh Trường Bộ, Kinh Trung Bộ và Kinh Tương Ưng Bộ. Ngoài ra. Ngài cũng từng căn dặn việc thực hành thiền quán định cần tập trung vào bốn đối tượng chính là Thân (cơ thể), Thọ (cảm giác), Pháp và Tâm. Xem thêm: Chú Vãng Sanh Nội dung của bốn điều này chính là:  Quán Thân bất tịnh. Quán Tâm vô thường. Quán Pháp vô ngã. Quán Thọ thị khổ. Như đã nói trên, Đức Phật t

Cách đối trị và ngăn chặn Năm Triền Cái trong khi Thiền Định

Hình ảnh
Cách đối trị và ngăn chặn Năm Triền Cái trong khi Thiền Định. Như đã nói Năm Triền Cái là năm thứ làm trói buộc, làm trì trệ quá trình tu tập của hành giả, khiến họ không đến được với giác ngộ, giải thoát. Đầu tiên, chúng ta cần thấy rõ thật kỹ và nhận ra chỗ ẩn nấp của chúng, để ta có phương pháp loại trừ. Hành giả muốn tu tập có kết quả thì cần hiểu rõ sự nguy hại của năm thứ này để tìm cách đối trị, nhấn chìm và chấm dứt chúng. Năm Triền Cái là tiêu chuẩn do chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni quy định, sau khi Ngài chứng được Chánh niệm tỉnh giác một thời gian. Hành giả nào diệt trừ được năm thứ này sẽ được chuẩn bị để chứng nhập Sơ thiền. Trong kinh “Ngăn Chặn”, Đức Phật đã nói về sự nguy hiểm của Năm Triền Cái như sau: “Này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ấy không đoạn tận năm chướng ngại Triền Cái này bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ. Không có sức mạnh, và trí tuệ yếu kém, sẽ biết lợi ích của mình, hay sẽ biết lợi ích của người, hay có thể biết lợi ích của cả hai, hay sẽ biết lợi ích của người,

Lợi ích và hướng dẫn cách thực hành thiền Vipassana hiệu quả

Hình ảnh
Lợi ích và hướng dẫn cách thực hành thiền Vipassana hiệu quả. Thiền Vipassana trong tiếng phạn là Vipaśyanā, nghĩa là “cái thấy đặc biệt”, được Phật Giáo dịch là “cái nhìn sâu sắc”. Đây là một hình thức thiền xuất hiện sớm nhất, xuất phát từ Ấn Độ cổ đại. Theo tiếng Pali, “Vipassana” có nghĩa là “thấy mọi thứ như chúng thực sự là” – hiểu đơn giản là giúp nhìn thấy được bản chất thực sự của vạn vật, thấy được sự vô thường, khổ, vô ngã. Trong Tiếng Việt, Vipassana được gọi là thiền tuệ hoặc là thiền minh sát. Trong Phật Giáo có hai loại thiền phổ biến được gọi là Vipassana và Samatha. Trong đó, Samatha được dịch là “định”, ý nói sự “tập trung”, quán sát; hay sự “tĩnh lặng”. Vipassana có thể được dịch là “Tuệ”, một sự tỉnh giác sáng suốt, hiểu rõ bản chất của sự việc, sự vật. Thiền giả dùng sự tập trung như một công cụ để phá vỡ rào cản, bức tường của sự ảo tưởng, vô minh. Quá trình này cần kéo dài, thực hành nhiều năm, cho đến khi hành giả giải thoát khỏi bức tường này, nhận lấy ánh sán

33 tầng Trời là gì trong Phật Giáo? Vua Đế Thích là ai?

Hình ảnh
33 tầng Trời là gì trong Phật Giáo? Vua Đế Thích là ai? Trong Phật Giáo, 33 tầng Trời hay Tam Thập Tam Thiên, là chỉ cõi trời Đao Lợi Thiên, nằm trên đỉnh núi Tu Di. Nếu tính từ mặt đất lên đến cảnh trời Đao-lợi thì khoảng cách là 84.000 do tuần (mỗi do tuần là 9216 mét). Bốn góc trên đảnh núi Tu-Di có 4 ngọn núi nhỏ, cao và rộng đều 500 do tuần. Tại đây có thần Dược Xoa tên là Kim Cương Thủ trấn thủ và hộ vệ chư thiên. Chính giữa đỉnh Tu Di là Thành Diệu Kiến với chu vi 10.000 do tuần có 1.000 cửa. Giữa khu thành này lại có một tòa thành rộng 1.000 do tuần có 500 cửa. Đây chính là nơi cư trú của Trời Đế Thích, lâu các nguy nga tráng lệ, nghiêm sức bằng các thứ tạp bảo. Điện của Ngài được gọi là Tỳ Thiên Diên. 33 tầng Trời chính là thành Diệu Kiến cùng với 32 thành xung quanh đó; 32 thành này nằm ở 8 phương do các vị thiên chủ khác nhau quản trị; 32 xứ này cùng với trung đô của Đế-thích hợp lại thành 33 thiên xứ, nên gọi là Tam thập tam thiên. Khoảng giữa thành Diệu Kiến và Tỳ Thiền D

Nguyên nhân hình thành nên xá lợi Phật là do đâu?

Hình ảnh
Xá lợi là gì ? Nguyên nhân hình thành nên xá lợi Phật là do đâu? Xá lợi có nơi gọi là Xá lị, tiếng Phạn là Sarira nghĩa là những hạt tròn, giống như ngọc trai hay pha lê. Tuy nhiên, xá lợi có rất nhiều màu sắc từ xanh, đỏ, tím, vàng, bạc,… thậm chí có viên còn trong suốt và lấp lánh như kim cương. Những viên xá lợi được tìm thấy sau khi thiêu đốt thi thể của cao tăng nhà Phật. Trong tiếng Hán, xá lợi có nghĩa là Thân cốt hoặc linh cốt, hay được hiểu là xương nơi thân. Trong Phật Giáo, xá lợi được lưu trữ như sự tưởng nhớ của các đệ tử, người ta tin rằng xá lợi có thể tỏa ra được năng lượng phước lành, bảo vệ, gia hộ cho người thiện và xua đuổi cái ác. Trong Phật Giáo có hai loại xá lợi đó là:Xá lợi Phật: được hình thành từ Kim thân của Phật. Trong Kinh sách ghi lại rằng khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tạ thế, Ngài được đem đi hỏa táng. Khi thiêu đốt xong họ thu được rất nhiều viên cứng, long lanh như ngọc. Xá lợi của người tu hành: xuất hiện sau khi thiêu đốt thi thể của người tu hành. Tù