Lợi ích và hướng dẫn cách thực hành thiền Vipassana hiệu quả

Lợi ích và hướng dẫn cách thực hành thiền Vipassana hiệu quả. Thiền Vipassana trong tiếng phạn là Vipaśyanā, nghĩa là “cái thấy đặc biệt”, được Phật Giáo dịch là “cái nhìn sâu sắc”. Đây là một hình thức thiền xuất hiện sớm nhất, xuất phát từ Ấn Độ cổ đại. Theo tiếng Pali, “Vipassana” có nghĩa là “thấy mọi thứ như chúng thực sự là” – hiểu đơn giản là giúp nhìn thấy được bản chất thực sự của vạn vật, thấy được sự vô thường, khổ, vô ngã. Trong Tiếng Việt, Vipassana được gọi là thiền tuệ hoặc là thiền minh sát.


Trong Phật Giáo có hai loại thiền phổ biến được gọi là Vipassana và Samatha. Trong đó, Samatha được dịch là “định”, ý nói sự “tập trung”, quán sát; hay sự “tĩnh lặng”. Vipassana có thể được dịch là “Tuệ”, một sự tỉnh giác sáng suốt, hiểu rõ bản chất của sự việc, sự vật. Thiền giả dùng sự tập trung như một công cụ để phá vỡ rào cản, bức tường của sự ảo tưởng, vô minh. Quá trình này cần kéo dài, thực hành nhiều năm, cho đến khi hành giả giải thoát khỏi bức tường này, nhận lấy ánh sáng của trí tuệ, đó chính là giải thoát.

Thiền Vipassana hay còn gọi là Thiền Nguyên Thủy bắt nguồn từ Phật Giáo Tiểu Thừa, là sự thiền hành cổ xưa và lâu đời nhất. Phương pháp này do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng và được lập thành kinh Tứ Niệm Xứ. Ngài không chỉ hành trì mà còn giảng dạy pháp thiền này trong suốt 45 năm hoằng pháp của mình.

Xem thêm: Chú Vãng Sanh

Đây được xem là hệ thống về huấn luyện về tập thức, có các bài tập để hành giả luyện giữ tâm thức, chú trọng đến những trải nghiệm cuộc sống, chú ý lắng nghe, nhìn nhận bằng tâm của mình.

Ngày nay, thiền Vipassana ngày càng được biết đến nhiều hơn, thậm chí là mọi nơi trên thế giới, cả phương Đông và Phương Tây đều có hành giả thực hành. Không chỉ Phật tử, kể cả những người theo tôn giáo khác, trường phái vô thần cũng tìm đến phương pháp thiền như một sự luyện tập tâm trí, thư giãn.

Thiền trở nên phổ biến không chỉ vì đây là con đường đi tới giải thoát, mà thiền Vipassana đem lại rất nhiều lợi ích cho hành giả như sau:

3.1. Giảm căng thẳng, buông bỏ lo âu

Tương tự như nhiều bộ môn hành thiền khác, thiền Vipassana giúp bạn giảm bớt căng thẳng, lo âu giữa cuộc sống đời thường. Cũng có thể nói, thiền cho ta khoảng lặng, sự tập trung vào chính mình, tránh xa những vọng tưởng, u minh, không bị cuốn theo những dục vọng xa vời. Nhờ thế, tinh thần ta được thoải mái, tươi vui, có được sự yên bình từ tâm hồn.

Nghiên cứu 6 tháng của Roberta Szekeres và Eleanor Wertheim với những người tham gia khóa thiền Vipassana đã chứng minh: những người học thiền Vipassana giảm căng thẳng hơn so với những người không tham gia thiền.

Một nghiên cứu khác năm 2019 của Chuan-Chih Yang và cộng sự với 14 người tham gia khóa học thiền kéo dài 40 ngày, có cả thiền Vipassana. Kết quả nhận được là mức độ lo lắng và trầm cảm của họ đã giảm hơn so với trước khi thực hành thiền.


3.2. Hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh mãn kinh

Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra thực hành thiền Vipassana giúp chúng ta giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Cụ thể, nghiên cứu của Min-Kyu Sung và cộng sự cho thấy: Thực hành các liệu pháp như: thiền, Yoga, Thái Cực Quyền,… có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn kinh như: đau đầu vận mạch, mất ngủ, đau cơ xương,… Điều này giải thích vì sao, bây giờ nhiều người vận dụng thiền như một bộ môn luyện tập sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.

3.3. Thúc đẩy sự linh hoạt của não bộ

Không chỉ Đức Phật nói thiền có thể mở rộng trí tuệ, mà ngày nay khoa học cũng chứng minh được thiền định (bao gồm cả thiền Vipassana) giúp tăng sự linh hoạt của não bộ. Tính linh hoạt này chính là khả năng tái cấu trúc của não bộ để xử lý các vấn đề từ môi trường bên ngoài.

Năm 2018, nghiên cứu của Anna Lardone và các cộng sự cho thấy rằng thường xuyên thực hành thiền Vipassana giúp thúc đẩy tính nhạy bén của não. Thậm chí, để có được kết luận này, các nhà khoa học đã dùng công nghệ quét hình ảnh thần kinh để kiểm tra mạng lưới não bộ của thiền giả Vipassana.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?