Nguyên nhân hình thành nên xá lợi Phật là do đâu?

Xá lợi là gì? Nguyên nhân hình thành nên xá lợi Phật là do đâu? Xá lợi có nơi gọi là Xá lị, tiếng Phạn là Sarira nghĩa là những hạt tròn, giống như ngọc trai hay pha lê. Tuy nhiên, xá lợi có rất nhiều màu sắc từ xanh, đỏ, tím, vàng, bạc,… thậm chí có viên còn trong suốt và lấp lánh như kim cương. Những viên xá lợi được tìm thấy sau khi thiêu đốt thi thể của cao tăng nhà Phật. Trong tiếng Hán, xá lợi có nghĩa là Thân cốt hoặc linh cốt, hay được hiểu là xương nơi thân.


Trong Phật Giáo, xá lợi được lưu trữ như sự tưởng nhớ của các đệ tử, người ta tin rằng xá lợi có thể tỏa ra được năng lượng phước lành, bảo vệ, gia hộ cho người thiện và xua đuổi cái ác. Trong Phật Giáo có hai loại xá lợi đó là:Xá lợi Phật: được hình thành từ Kim thân của Phật. Trong Kinh sách ghi lại rằng khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tạ thế, Ngài được đem đi hỏa táng. Khi thiêu đốt xong họ thu được rất nhiều viên cứng, long lanh như ngọc.

Xá lợi của người tu hành: xuất hiện sau khi thiêu đốt thi thể của người tu hành. Tùy vào đạo hạnh của người tu mà có những màu sắc, hình dạng xá lợi khác nhau.


Phần lớn xá lợi mà chúng ta đang nhìn thấy là của người tu hành, vì xá lị Phật rất hiếm, trừ khi phải đặc biệt hữu duyên. Thậm chí, người không có tâm từ bi, trong sạch thì có đặt xá lợi Phật trước mặt cũng không bao giờ thấy được.

2. Nguyên nhân hình thành nên xá lợi

Cho đến nay, vẫn có nhiều tranh cãi về nguyên nhân hình thành xá lợi, người ta cũng đưa ra rất nhiều giả thuyết khác nhau về vấn đề này như sau:

2.1. Hạt xá lợi hình thành do ăn chay

Người tu hành thường giữ giới ăn chay, sử dụng các loại rau củ, hoa quả,… chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất khoáng,… Điều này khiến hệ tiêu hóa của họ dễ hấp thụ muối phốt phát và cacbonat tích lũy tạo thành xá lợi. Tuy nhiên, giả thuyết này không thuyết phục, bởi người ta tìm thấy nhiều trường hợp vì người đó ăn thuần chay, nhưng cơ thể họ sau khi thiêu không có xá lợi.

Một số ý kiến cho rằng xá lợi có thể là do các bệnh lý như sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật,… cho nên khi đốt, sẽ còn lưu lại những viên sỏi mà người ta gọi là xá lợi. Tuy nhiên quan điểm này lại quá vô lý vì khi còn sống các vị sư không hề mắc các bệnh này mà chết do cơ thể lão hóa. Ngoài ra, sỏi cũng có hình dạng khác xá lợi và đặc biệt người ta còn tìm thấy những xá lợi tương thích với bộ phận cơ quan của cơ thể như xá lợi lưỡi, xá lợi trái tim,… Cho nên rõ ràng quan điểm này không hề thuyết phục.

2.3. Xá lợi hình thành do năng lực tinh thần

Một giả thuyết khác mang tính tâm linh hơn thì việc hình thành xá lợi xuất phát từ sức mạnh của tinh thần. Khi người ngồi thiền sẽ hội chân khí tới một điểm nào đó, thực hiện trong một thời gian dài có thể dẫn đến hình thành xá lợi. Do đó không chỉ cao tăng mà kể cả người bình thường nếu thực hành thiền cũng sẽ có xá lợi.

Tuy nhiên chúng ta cũng suy nghĩ thêm là không chỉ cao tăng theo Thiền Tông mới có xá lợi, mà rất nhiều vị sư theo pháp môn khác cũng có. Cho nên đạo Phật vẫn quan niệm rằng xá lợi là do quá trình tu hành và khổ luyện của Phật tử. Những người tinh tấn tu tập, nuôi dưỡng lòng từ bi, yêu thương thì sẽ có xá lợi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?