Tìm hiểu ý nghĩa định lực trong đạo Phật là gì?

Tìm hiểu ý nghĩa định lực trong đạo Phật là gì? Định lực là kiên cố, vững vàng, bất biến, không bị thay đổi, lung lay bởi bất kỳ điều gì. Đó chính là sự vững mạnh của tâm trước sự tác động của ngoại cảnh. Nhờ thế, mà người có định lực không còn tham sân si, bởi không còn bị những thứ hư ảo như tiền bạc, tình ái, danh vọng,… tác động. Những người này tâm như bất động, an trú trong sự tự tại. Phật tử nào nếu nghiêm túc giữ được giới hạnh thì bất kể là tu theo pháp môn nào từ thiền định, tịnh hay mật đều có được định lực từ chân tâm xuất ra.


Đi trên đường, thấy một cô gái đẹp, người đàn ông hay đàn bà đều sẽ khởi tâm tham, dục vọng. Người đàn ông thấy gái đẹp thì muốn tán tỉnh, trêu đùa, yêu đương, người phụ nữ thấy gái đẹp cũng ngoái nhìn, tham muốn có được vẻ đẹp như cô gái kia. Đó chính là tâm bất định, bị xoáy vào vòng quay sắc dục. Một người tâm định lại khác. Người ấy có được định lực từ tâm, thì dù cô gái có xinh đẹp đâu cũng không thèm ngoái nhìn nói chi là tham luyến vẻ đẹp ấy. Ta nghe vậy có hiểu định lực là gì chưa ạ?

Vậy nên ta muốn có định lực hãy luôn nhớ một điều quan trọng, đó chính là không thỏa mãn, chịu thua với hoàn cảnh, hãy nỗ lực làm việc khó. Ta càng có nhiều định lực thì con đường tu tập của ta càng dễ dàng, càng thuận lợi. Hôm nay việc tu sao khó khăn quá, ngồi nhiều mỏi gối tê chân, nhưng nếu ta vẫn kiên trì, càng khó thì càng phải làm nhiều hơn, phải tu nhiều hơn.


Nếu một hoàn cảnh tác động đã làm ta thay đổi, thối lui tâm ban đầu là ta chưa có định lực hoặc định lực chưa vững vàng.

Nói về định lực là gì, Hòa Thượng Tuyên Hóa có nói như sau: “Ðịnh có nghĩa là bất biến. Có kẻ tu hành đầy vọng tưởng. Hôm nay tu thiền, ngày mai nghe nói niệm Phật công đức to lớn, liền bỏ tham thiền mà niệm Phật. Sau vài ngày lại nghe nói trì chú là thù thắng bèn bỏ niệm Phật mà trì chú. Người như vậy, nay tu pháp môn này, mai tu pháp môn khác, kết quả chẳng tu thành cái gì. Lại còn có kẻ niệm Phật, niệm Bồ-tát một ngày niệm, mười ngày nghỉ, hoặc ngày nay niệm ngày mai nghỉ, đó đều gọi là không có định lực. Ðịnh lực đối với người tu hành rất là quan trọng; không có định lực, tu đạo đương nhiên thất bại. Thiếu định lực thì đạo tâm chẳng kiên cố, dễ dàng bị ảnh hưởng bên ngoài chi phối làm đọa lạc.”

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?