Những lợi ích và cách ngồi thiền để đạt được nhập định

Những lợi ích và cách ngồi thiền để đạt được nhập định. Nhập là “vào”, định là “thiền định”, vậy nên hiểu chính xác nhập định là một cảnh giới, đây là trạng thái khi thiền giả bước vào một trong Tứ Thánh Định hay còn gọi là Tứ Thiền (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ Thiền).


Nhập định là khi thiền giả tinh tấn dụng công, đến khi hơi thở ngừng lại không còn hô hấp nhưng lại không phải là chết, người đó vẫn còn tri giác. Vào trạng thái nhập định, người hành thiền sẽ không còn vọng tưởng, không còn ý niệm viễn vông, tạp niệm và không phân tâm vì bất kỳ điều gì xảy ra xung quanh.

Đặc biệt, thời gian trong Định không có giới hạn, không cố định là bạn sẽ nhập định bao lâu. Có khi là một khắc, một tuần, một tháng hay thậm chí là một năm, hay đạt đến vài ngàn năm như trường hợp của Tôn giả Ma Ha Ca Diếp ở núi Kê Túc – Trung Quốc.


Nhiều người có suy nghĩ rằng nhập định chính là ngủ. Nhưng sự thật là ngủ và nhập định khác nhau hoàn toàn.

Khi nhập định người thiền bất động, có thể không còn hô hấp, mạch không đập, hơi thở ngưng lại, như một người chết nhưng vẫn còn tri giác. Đây gọi là tâm trí “định tịnh”, không động.

Ngủ thì lại ngủ là trạng thái cơ thể nghỉ ngơi, tim vẫn đập, hơi thở vẫn xảy ra bình thường bình thường, thân thể vặn vẹo, lúc nằm nghiêng trái, lúc nghiêng phải, thậm chí còn ngáy lớn thở to. Cho nên không thể nào giống nhau được.

Khi thiền giả đạt được trạng thái nhập định sâu, lúc này tâm trí của người đó sẽ hoàn toàn tĩnh lặng. Đây là sự định tĩnh hoàn toàn, tâm an lạc, nhờ thế mà họ cảm nhận được sự an nhiên, tự tại trước giờ chưa từng có. Nhập định không phải là giác ngộ, nhưng người tiến vào trạng thái nhập định càng sâu càng dễ giác ngộ, đi đến sự giải thoát.


Đối với ngày nay, giữa cuộc sống bộn bề, nhiều căng thẳng, thì nhập định sẽ giúp con người tìm lại sự an lạc, nhẹ nhõm. Người ta cho rằng nhập định giúp mở mang trí tuệ. Bởi khi tâm trí được thư giãn, chậm lại, ta sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt và đúng đắn hơn. Khi đó bản thân ta sẽ không còn bị cuốn vào những mê ảo, dục vọng. Cho nên, cũng có thể nói, nhập định sẽ mang đến trí tuệ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?