Công năng và lợi ích của việc thiền định hàng ngày theo khoa học
Công năng và lợi ích của việc thiền định hàng ngày theo khoa học. Thiền định dịch theo tiếng Phạn là Thiền na. Theo các Phật giả học thì Thiền định là sự kết hợp giữa 2 từ: Tĩnh lự (Thiền) và Tam muội (Ðịnh) của tiếng Phạn. Cụ thể:Tĩnh lự: dùng tâm thể an yên, tĩnh lặng tuyệt đối để xem xét các vấn đề đạo pháp.
Tam muội: chính là định, nghĩa là tập trung hoàn toàn lý trí vào duy nhất một đối tượng.
Kết hợp cả 2 nghĩa trên, ta sẽ tìm được câu trả lời cho “Thiền định là gì?”. Đó có nghĩa là tập trung chú ý duy nhất vào một đối tượng cụ thể để không bị phân tâm, tán loạn. Nhờ đó mà tâm vắng lặng, an trú được trong sự an yên.
2.1. Thế gian thiền
Xem thêm: Thần chú Hoàng Thần Tài
Được gọi là thế gian thiền vì trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện, loại thiền này đã tồn tại. Pháp thiền này chia ra làm 2 loại:
– Căn bản vị thiền: Gọi là căn bản vị thiền vì người tu hành ưa những lạc thọ của thiền đem lại, muốn an trú trong đó. Căn bản thị thiền có cả thảy 12 phẩm và chia thành 3 loại thành: Tứ Thiền, Tứ Vô Lượng và Tứ Không.Tứ Thiền: Người nào thấy nhàm chán sự hỗn loạn Dục giới, chán sự hỗn loạn của thế gian hiện tại thì tu Tứ thiền.
Tứ Vô Lượng: Người muốn có nhiều phước đức thì tu Tứ Vô Lượng.
Tứ Không: Người chán ngán những cảnh sắc giới chật hẹp thù tu Tứ Không.
– Căn bản tịnh thiền: Gọi như vậy vì thiền giả có thể dựa vào pháp thiền này sinh ra vô lậu trí (nghĩa là không lậu tiết, không lậu lạc, tức là không còn phiền não nữa, trí tuệ tinh sạch như của bậc đắc quả thánh). Điều này trái với hữu lậu (vẫn còn muốn bám víu chấp thủ, ham muốn) của căn bản vị thiền. Pháp này chia thành 2 loại:
Lục diệu môn: Pháp tu dành cho ai muốn có huệ tánh.
Thập lục đặc thắng: dành cho ai muốn có định tánh nhiều.
2.2. Xuất thế gian thiền
Xuất thế gian thiền là pháp thiền của những bậc xuất thế. Theo Pháp giới thứ đệ quyển hạ, thì pháp thiền này dành cho các hàng Thinh Văn, Duyên Giác. bao gồm 4 loại thiền là:
Cửu tướng quán
Bát bối xả quán
Bát thắng xứ quán
Thập nhất thiết xứ quán
Tu pháp thiền này lấy pháp hữu vi làm đối tượng để nghiệm, nhưng có thể đạt được kết quả cắt đứt ái dục, loại bỏ tất cả phiền não, phát sinh vô lậu trí nên mới gọi là xuất thế gian.
Xem thêm: Phật Tổ là ai?
2.3. Xuất thế gian thượng thượng thiền
Đây được xem là pháp Thiền định cao nhất, dành riêng cho các bậc đại nhân, các hàng Bồ Tát. Trong Xuất thế gian thượng thượng thiên bao gồm 9 đại thiền gọi là cửu chủng đại thiền, lần lượt là:
Tự tánh thiền: Quán sát thật tưởng của tâm mà không cần đối tượng bên ngoài để thiền.
Nhất thiết thiền: không chỉ tự mình thực hành Pháp mà còn có thể dạy Pháp cho người khác.
Nan thiền: Đây là cách Thiền khổ hạnh, khó tu và rất thâm diệu.
Nhất thiết môn thiền: Tất cả các pháp Thiền đều xuất phát từ môn này.
Thiện nhân thiền: dành cho những ai có đại thiện căn cùng nhau tu tập.
Nhất thiết hạnh thiền: Bao gồm tất cả hạnh pháp của Đại Thừa.
Trừ não thiền: Thiền diệt trừ phiền não, sầu bi và khổ đau của chúng sinh.
Thử thế tha thế lạc thiền: giúp cho chúng sinh an lạc trong hiện tại và vị lai.
Thanh tịnh tịnh thiền: Có tác dụng trừ hoàn toàn các nghiệp và chứng được tịnh báo đại bồ đề. Tu loại thiền này giúp tâm thanh tịnh hoàn toàn lại không còn thấy tướng thanh tịnh nữa, vì thế nên gọi là tịnh báo.
Nhận xét
Đăng nhận xét