Cách đối trị và ngăn chặn Năm Triền Cái trong khi Thiền Định

Cách đối trị và ngăn chặn Năm Triền Cái trong khi Thiền Định. Như đã nói Năm Triền Cái là năm thứ làm trói buộc, làm trì trệ quá trình tu tập của hành giả, khiến họ không đến được với giác ngộ, giải thoát. Đầu tiên, chúng ta cần thấy rõ thật kỹ và nhận ra chỗ ẩn nấp của chúng, để ta có phương pháp loại trừ. Hành giả muốn tu tập có kết quả thì cần hiểu rõ sự nguy hại của năm thứ này để tìm cách đối trị, nhấn chìm và chấm dứt chúng.


Năm Triền Cái là tiêu chuẩn do chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni quy định, sau khi Ngài chứng được Chánh niệm tỉnh giác một thời gian. Hành giả nào diệt trừ được năm thứ này sẽ được chuẩn bị để chứng nhập Sơ thiền.

Trong kinh “Ngăn Chặn”, Đức Phật đã nói về sự nguy hiểm của Năm Triền Cái như sau:

“Này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ấy không đoạn tận năm chướng ngại Triền Cái này bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ. Không có sức mạnh, và trí tuệ yếu kém, sẽ biết lợi ích của mình, hay sẽ biết lợi ích của người, hay có thể biết lợi ích của cả hai, hay sẽ biết lợi ích của người, hay có thể biết lợi ích của cả hai, hay sẽ chứng ngộ được pháp Thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; sự kiện này không xảy ra.

…Này các Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo ấy, sau khi đoạn tận năm chướng ngại Triền Cái này bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ. Có sức mạnh và có trí tuệ, sẽ biết được lợi ích của mình, hay sẽ biết lợi ích của người, hay sẽ biết được lợi ích cả hai, sẽ chứng ngộ được pháp Thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh; sự kiện này có xảy ra” (TC V;51, tr.408-409 = [I.5.51])”

Cho nên có thể nói, năm thứ này cực kỳ nguy hiểm, mà muốn đoạn trừ được chúng cần hiểu thấu đáo về từng thứ một.”

Xem thêm: Chú Đại Bi

2. Năm Triền Cái gồm những gì?

2.1. Tham dục Triền Cái

Tham là trạng thái mong cầu, ước muốn được vui thú, dục lạc qua 5 giác quan từ sắc, âm thanh, mùi hương, vị, cảm xúc. Ở chúng sinh, có 2 cái tham rõ ràng nhất mà hầu như ai cũng có đó là tham vật chất tài sản và tham ái dục. Loại Triền Cái này như một bản năng của con người, luôn thường trực ở mọi lúc, mọi nơi chứ không phải chỉ là thoáng qua trong giây lát.

Trong cuộc sống, có những khi ta không khởi lên tâm tham, nhưng không có nghĩa là không tham hay hết tham, bởi vì cái tham vẫn ở sâu bên trong ta. Cho đến khi gặp duyên kích thích liền xuất hiện để xúi giục ta làm những điều không chính đáng. Khi ta nhìn thấy tiền bạc, xe cộ, tiền bạc, ta sẽ động tâm muốn có nó, thấy người xinh đẹp ta cũng sinh tâm tham muốn được đẹp, muốn yêu người đẹp. Con người càng nhiều cái tham thì cuộc đời càng khổ, nhưng lại ít ai nhận ra điều đó, khiến cả cuộc đời mình đau khổ, quẩn quanh trong vòng sinh tử luân hồi.

2.2. Sân

Sân có nghĩa là tâm nóng nảy, chấp nhất, bực bội, tức giận, nặng hơn chính là lòng thù hận. Sân hận bắt nguồn từ chính sự ích kỷ, ganh ghét, muốn chống đối, gây gổ, tàn phá người khác. Sân hận có nhiều trạng thái, biểu hiện khác nhau từ chán ghét, phiền hà, bực tức, nổi nóng, giận hờn, căm thù. Sân biểu hiện qua thân, khẩu, ý (hành động, lời nói, suy nghĩ). Đó là nét mặt khó chịu, nhăn mặt, nghiến răng; là lời nói như la hét, quát tháo, chửi bới, là hành động như quăng đồ, đánh đập, hành hạ, sát thương, hay sân từ trong chính suy nghĩ chẳng cần nói ra.

Sân là trạng thái luôn tồn tại sâu trong mỗi con người, nhưng chúng sẽ bộc phát khi gặp nhân duyên kích động. Đức Phật gọi tham, sân, si là 3 loại độc tàn phá cả thân và tâm con người, không chỉ đời này mà còn cả những đời sau. Đức Phật từng so sánh sân hận còn nguy hiểm hơn lửa dữ, giặc cướp, rắn độc, khi tâm sân nổi lên sẽ đốt cháy cả rừng công đức.

Xem thêm: Chú Dược Sư

2.3. Hôn trầm và thụy miên

Hôn trầm là trở ngại mà bất kỳ một thiền giả nào cũng phải đối phó. Đây chính là sự mệt mỏi của thân và sự mơ màng của tâm thức. Trạng thái đầu tiên xuất hiện khi hôn trầm là khi tâm ta lơ là, phóng tâm đi lang thang rồi nhanh chóng rơi vào trạng thái nửa mê nửa tỉnh.

2.4. Trạo cử và hối hận

Trạo cử được chia lại thành 2 loại: trạo cử nơi tâm và trạo cử nơi thân. Thân ta không thể ngồi yên, cứ nhúc nhích, lắc qua lắc lại, thay đổi tư thế, mắt liếc, mày lườm. Trạo cử nơi tâm là trạng thái tâm lăng xăng, thay đổi, nghĩ cái này cái kia trong lúc thiền. Cái thay đổi đó có khi không thể thấy bằng mắt thường, người ngoài nhìn vào thấy ta ngồi yên bất động, nhưng tâm đang lay động.

2.5. Nghi ngờ

Nghi ngờ là trạng thái tâm luôn do dự, nửa tin nữa không, chẳng biết điều đó có thực sự đúng đắn hay không. Người ta cho rằng nghi ngờ là một trạng thái khác của trạo cử khi trong đầu có quá nhiều kiến thức, khái niệm. Người hành thiền có thể không tin vào tam bảo, không tin vào người thầy của mình hay không tin vào chính bản thân mình. Không phá được Triền Cái Nghi, thì dù hành giả có tinh tấn, chăm chỉ tu tập thì cũng có khi bị lạc đường, không xác định được mục tiêu và ý nghĩa của việc tu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?