Tìm hiểu các cảnh giới trong Phật Giáo là gì?

Tìm hiểu các cảnh giới trong Phật Giáo là gì? Tùy theo nghiệp thiện ác, mà chúng sinh có thể sinh vào các cảnh giới khác nhau trong Phật Giáo. Có cả thảy 31 cảnh giới nhưng có 4 cảnh giới khổ, mà không một ai muốn đến chính là:


1.1. Cảnh Địa Ngục (Niraya)

Gọi là Niraya vì “Ni” là không có, “Aya” nghĩa là hạnh phúc. Chính vì vậy, địa ngục là nơi không có hạnh phúc, mà hoàn toàn là đau khổ. Vì sao những chúng sinh phải chịu những cảnh ấy? Đó chính là các nghiệp bất thiện mà chúng sinh đã gây ra nên giờ họ phải trả quả báo.

Địa ngục không phải trường cửu mà chúng sanh khi trả hết nghiệp xấu xong, kẻ đó có thể tái sanh vào một cảnh giới khác, tùy vào nghiệp thiện mà chúng sinh đó đã gây ra trong nhiều kiếp trước.


1.2. Cảnh Thú (Tiracchana-yoni)

“Tira” là xuyên qua, còn “Acchana” là đi, cho nên Tiracchana-yoni là cảnh giới của loại cầm thú, súc sinh. Trong Phật Đạo, nếu chúng sinh nào gây ra nghiệp xấu có thể thác sinh vào cảnh giới thú như làm lợn, bò, trâu, chim, cua, rắn,…

Tuy nhiên, nếu những chúng sinh này có tích trữ thiện nghiệp phù hợp, sau khi từ cảnh này chết đi sẽ được tái sanh vào cảnh người. Và ngược lại, nếu các cảnh giới khác có các nghiệp ác thì cũng có thể bị thác sinh vào cõi thú.

Tuy nhiên, cuộc sống ngày nay chúng ta cũng thấy những con thú như mèo, chó có cuộc sống còn no đủ, sung sướng hơn cả người. Những điều này cũng do duyên và nghiệp trong tiền kiếp. Vậy nên chúng ta nên hiểu nghiệp tạo ra tính chất của sắc tướng. Hình dạng của chúng sinh như thế nào là do các nghiệp thiện, bất thiện mà ra.

1.3. Cảnh Ngạ Quỷ (Peta-joni)

“Peta” là người đã ra đi, hay người tuyệt đối không hạnh phúc. Cảnh ngạ quỷ này chúng ta không thể thấy bằng mắt thường, các chúng sinh ở cảnh này có nhiều hình dạng xấu xa. Họ không có cảnh giới riêng biệt mà sống trên thế giới này, ở những nơi u tối, rừng bụi, nhà hoang,… Trong Samyatta (Tạp A Hàm) và một số kinh điển Phật Giáo cũng có nhắc đến cảnh ngạ quỷ.

Mục Kiền Liên Bồ Tát miêu tả trạng thái đau khổ của chúng sinh ở cảnh này như sau:

“Vừa rồi, đi từ đồi kên kên xuống, tôi có thấy một đám diều, quạ và kền kền tranh nhau xô đẩy và mổ cắn một chúng sanh chỉ còn bộ xương, đang bay lơ lửng trên không trung và kêu la rên siết. Này đạo hữu, lúc đó tôi có ý nghĩ như sau: Thật là quái lạ! Vì sao chúng sanh có thể đến đỗi ký hình dị thể, tàn tệ như thế, thật là kinh dị.”

Xem thêm: Chú Vãng Sanh

“Khi bạch với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài dạy rằng người ấy trước kia là một tên đồ tể, do nghiệp đã tạo trong quá khứ, phải lâm vào trạng thái ấy trong hiện tại.

Theo sách Milinda Vấn Đạo, có bốn hạng ngạ quỷ:Hạng Vantasika: thức ăn chính là thứ kẻ khác ói mửa.

Hạng Khuppipasino: ngạ quỷ này phải chịu cảnh đói khát, không thể nào ăn no được.

Hạng Nijjhamatanhika: phải chịu khát đến tiều tụy, hao mòn.

Hạng Paradattupajivino: sống được nhờ thực vật của người khác cho.

Trong kinh Tiểu bộ có ghi lại rằng các hàng ngạ quỷ vẫn có thể hưởng phước báu do thân quyến của họ từ các đời trước tạo nên và hồi hướng đến họ. Nếu được thế, họ có thể được tái sanh sang một cảnh giới khác, đỡ đau khổ hơn.

1.4. Cảnh Giới A Tu La (Asura-yoni)

Là cảnh giới của chúng sinh không bao giờ vui tươi và không có giải trí, thư giãn. Họ cũng chịu cảnh đau khổ tương tự như ngạ quỷ. Lưu ý, cần phân biệt rõ hạng này với hạng hữu phúc là Asuras (cũng gọi là A Tu La) – thường hay chống đối chư Thiên.

Vì quá đau khổ, các chúng sinh chịu tội thuộc các cảnh giới trong Phật Giáo này, thường trông chờ, báo mộng cho gia quyến trong tiền kiếp mong người thân hồi hướng cho mình chút phước thiện.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?