Nội dung và ý nghĩa của Tứ Niệm Xứ trong Phật Giáo

Nội dung và ý nghĩa của Tứ Niệm Xứ trong Phật Giáo. Tứ Niệm Xứ là thuật ngữ phổ biến trong Phật Giáo, là phương pháp giúp Phật tử hình thành chánh niệm giác ngộ và thức tỉnh. Trong đó, “tứ” là bốn, “niệm” là suy nghĩ, ghi nhớ, “xứ” là địa điểm, nơi, vị trí. Vậy nên “Tứ Niệm Xứ” là bốn chỗ, bốn điều mà bất kỳ một người tu học Phật Giáo cần phải ghi nhớ, xem trọng. Đây được xem là con đường duy nhất đưa người tu hành đến với sự thanh tịnh, an yên, tránh xa sầu não, đau khổ và sau cùng chính là giác ngộ.


Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã nhiều lần nói về sự quan trọng và ý nghĩa của phương pháp tu tập này, thể hiện rõ nhất là qua Kinh Trường Bộ, Kinh Trung Bộ và Kinh Tương Ưng Bộ. Ngoài ra. Ngài cũng từng căn dặn việc thực hành thiền quán định cần tập trung vào bốn đối tượng chính là Thân (cơ thể), Thọ (cảm giác), Pháp và Tâm.

Xem thêm: Chú Vãng Sanh

Nội dung của bốn điều này chính là: 

Quán Thân bất tịnh.

Quán Tâm vô thường.

Quán Pháp vô ngã.

Quán Thọ thị khổ.

Như đã nói trên, Đức Phật từng nhấn mạnh về Tứ Niệm Xứ trong kinh Đại Niệm Xứ rằng: “Này các tỳ – kheo, đây chính là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho tất cả chúng sanh, vượt khỏi ải sầu não, thành tựu chánh trí, diệt trừ khổ ưu, chứng ngộ niết bàn. Đó gọi là bốn Niệm Xứ.”

Ngài cũng dạy rằng, trước khi thực hành Tứ Niệm Xứ thì đệ tử phải giữ nghiêm giới luật. Có như thế thì thân tâm mới nhẹ nhàng, khoan thai để bắt đầu hành thiền và đạt được tiến bộ.


Lời nói của Đức Phật luôn ẩn chứa nhiều điều sâu xa, mà mãi đến nhiều thế kỷ, thiên niên kỷ sau vẫn đúng. Vậy nên, mãi cho đến tận ngày nay, phương pháp này vẫn được nhiều đệ tử theo học và áp dụng vào cuộc sống thực tại. Không chỉ người xuất gia mà ngay cả đệ tử tại gia cũng nên bám vào nội dung của “Tứ Niệm Xứ” để thiền đúng cách, có thành tựu, giúp chúng ta đi đứng nằm ngồi hay làm bất kỳ việc gì cũng được an trú trong chánh niệm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?