Những lưu ý khi ngồi thiền và hướng dẫn tọa thiền đúng cách

Những lưu ý khi ngồi thiền và hướng dẫn tọa thiền đúng cách. Nhiều người khi mới thiền thắc mắc cách ngồi thiền như thế nào là đúng. Thật ra có rất nhiều tư thế ngồi thiền như tư thế một phần tư liên hoa, tư thế bán liên hoa, tư thế liên hoa,… Quan trọng là làm sao để bạn ngồi đúng tư thế nhưng vẫn cảm thấy thoải mái. Vậy nên lúc ngồi thiền bạn nên chuẩn bị một tấm đệm lót, bồ đoàn hoặc gối êm để hỗ trợ mình trong lúc thiền.


1.1. Điều chỉnh tư thế ngồi

Khi ngồi thiền dù là tư thế nào thì phải mở rộng vai, cột sống cũng phải thẳng nhất có thể khi ngồi thiền. Nếu cảm nhận lưng mình còn vẹo sang trái hay phải thì chưa đúng tư thế, thì hãy chỉnh lại tư thế ngay. Tốt nhất, hãy tìm cho mình một người thầy biết về thiền để hướng dẫn và điều chỉnh tư thế cho bạn vào những ngày đầu tiên.

1.2. Thả lỏng vai

Một lưu ý khi ngồi thiền là phải thẳng cột sống và mở rộng vai nhưng vẫn phải giữ cho vai được thư giãn, thoải mái không được gồng cứng người. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình thiền của bạn.

1.3. Thoải mái vùng mặt

Khi ngồi thiền, cằm, cổ, quai hàm, cơ mặt đều để tự nhiên, thoải mái, không gượng ép. Hãy để cằm rớt nhẹ tự nhiên, bạn sẽ thấy thoải mái và duy trì được tứ thế thiền lâu hơn. Nếu quá gượng ép, cơ thể sẽ rất nhanh bị mỏi, hơi thở cũng dễ bị đứt quãng và không thở sâu được.

Xem thêm: Chú Đại Bi

1.4. Tư thế tay

Thông thường khi thiền mọi người sẽ đặt tay theo kiểu truyền thống là “Mudras – Thủ ấn” Tuy nhiên đối với người bắt đầu, hãy bắt đầu với tư thế đơn giản nhất là hãy đặt tay lên đùi gối, lòng bàn tay hướng vào đùi.
1.5. Nhắm mắt hay mở mắt khi thiền?

Nhiều bạn thắc mắc khi thiền nên mở mắt hay nhắm mắt. Khi ngồi thiền bạn có thể nhắm mắt vì như thế sẽ dễ giúp tập trung hơn. Nhưng điều này cũng khiến bạn dễ bị rơi vào trạng thái tưởng, cảnh ảo do tâm tạo ra dụ dỗ mình đến những phiền não của quá khứ, hiện tại và tương lai.

Đối với những bạn dễ bị buồn ngủ, hôn trầm khi thiền lại nên mở mắt, nhưng phải giữ cho mắt nhìn vào một điểm cố định gần bạn để tập trung. Vì nếu bạn đảo mắt hoặc nhìn lung tung quá nhiều sẽ bị động tâm.

1.6. Tập trung ở hơi thở hiện tại

Lưu ý khi ngồi thiền mà bạn phải luôn nhớ kỹ “tập trung vào hơi thở”. Đối tượng của thiền chính là hơi thở, bạn cần tập trung và cảm nhận từng hơi thở của mình, xem đó là hơi thở ngắn hay dài, nông hay sâu. Thông thường người tâm không tịnh, còn bị chi phối bởi cảm xúc và suy nghĩ thì hơi thở thường bị ngắn và nông.

Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thiền. Vì vậy hãy tập trung hít sâu thở đều, cảm nhận từng hơi thở thứ nhất, thứ hai, thứ ba,… của bản thân để thấy sự thay đổi năng lượng bên trong. Trong quá trình ngồi thiền luôn bám sát vào hơi thở.

1.7. Loại bỏ những suy nghĩ xuất hiện trong tâm trí

Nhiều người khi thiền vẫn còn suy nghĩ miên man, lo lắng về những vấn đề trong cuộc sống, gây mất tập trung. Nguyên tắc của thiền chính là giữ “tâm rỗng” và cố định ở đó. Vậy nên, hãy loại bỏ hết suy nghĩ, cảm xúc xuất hiện trong tâm trí của bạn. Nếu thấy tâm thay đổi, hãy kéo nó về ngay lập tức, tiếp tục tập trung vào đối tượng của thiền đó là hơi thở. Có như vậy, thì thiền mới có hiệu quả.

1.8. Không ép bản thân thiền quá lâu

Khi bắt đầu thiền bạn không nên cố ép bản thân thiền trong thời gian quá lâu. Như vậy sẽ làm mình bị khó chịu, gượng ép, nản chí trong những ngày hôm sau. Bạn nên bắt đầu thiền định khoảng thời gian ngắn, 5 phút sau đó tăng dần từ từ lên 10 phút, 15 phút, 30 phút và thậm chí là hàng tiếng đồng hồ.


1.9. Có nên nghe nhạc nhẹ nhàng khi thiền không?

Thật ra rất nhiều người khuyên nên nghe nhạc khi thiền để giúp tập trung. Nhưng bạn nên nhớ rằng đối tượng mà mình cần tập trung vào là hơi thở. Nếu mình cứ nương theo âm nhạc, tận hưởng sự vui vẻ, lạc cảm do âm nhạc du dương đem lại thì bản thân bạn đã đi ra khỏi thiền. Có những người đã quen thiền với âm nhạc, không có âm nhạc thì không thể ngồi yên, định thân tâm. Trường hợp đấy là thiền chưa đúng.

Vậy nên, bạn có thể xem âm nhạc là một phương tiện, để nghe cho dễ tập trung, nhưng không được hưởng thụ và chìm đắm vào đó mà quên cảm nhận hơi thở.

1.10. Lựa chọn không gian thiền phù hợp

Không gian thiền cũng rất quan trọng đối với thiền giả. Hãy chọn những nơi trong lành và yên tĩnh, không bị làm phiền. Đó có thể là tầng sân thượng, phòng riêng hoặc có những người thiền ngoại cảnh ở các chùa, đỉnh núi,…

1.11. Cam kết với bản thân sẽ ngồi thiền mỗi ngày

Hành thiền là một quá trình kiên trì và lâu dài. Hãy xác định cho mình thời gian sáng hoặc tối mà bạn thường rảnh và cố gắng duy trì hành thiền mỗi ngày. Thiền càng đều đặn thì bạn càng nhanh tinh tấn, sớm có thành tựu.

1.12. Ăn nhẹ trước khi ngồi thiền

Không nên để bụng trống rỗng khi thiền, vì cơ thể không đủ năng lượng và dễ bị mất tập trung. Vì vậy, bạn có thể bổ sung đồ ăn nhẹ trước khi thiền nhưng đừng ăn no quá vì sẽ khiến bạn khó chịu và buồn ngủ lúc thiền đấy.Vậy nên, việc nhắm mắt hay mở mắt tùy thuộc vào trình độ tu tập và giác ngộ của từng người chứ không có một công thức cố định. Hãy thực tập và tìm ra cách thích hợp với mình nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?