Phật Giáo Tây Tạng bao gồm những tông phái nào? Phật Di Lặc là ai?
Phật Giáo Tây Tạng bao gồm những tông phái nào? Phật Di Lặc là ai? Đây là bộ phái đầu tiên của Phật Giáo Tây Tạng, có tên gọi khác là Cổ Mật hay Cổ Phái để phân biệt với ba tông phái còn lại. Vị sư tổ sáng lập phái Ninh-mã là Ngài Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), ông chính là vị đạo sư Phật giáo đầu tiên có sức ảnh hưởng lớn ở Tây Tạng. Ngài Liên Hoa Sanh truyền bá Phật Giáo cho người Tây Tạng sau đó truyền dạy theo pháp môn mà Ngài chuyên tu là Mật pháp.
Pháp môn này giúp dẫn dắt các hành giả trong quá trình định thân, tâm, trí lên trên những cảnh giới tâm thức cao hơn.
Phái Ninh-mã được truyền qua việc thực hành một số nghi thức nhất định, gồm có 9 chi phần Mật Pháo: Ba mật pháp phổ thông là Bồ Tát Thừa, Thinh văn thừa, Độc giác thừa.
Ba pháp ngoại mật là Tantra nghi lễ, Tantra nhật hành, và Tantra thiền định.
Ba pháp nội mật là Tùy Du-già, Đại Du-già và Vô thượng Du-gi. Ba pháp này giúp cho hành giả nhận ra sự thật của tâm thức, xuyên phá những diện mạo bên ngoài để nhìn thấy sự thật, bản chất của những sự vật, hiện tượng. Nhờ đó, trí tuệ khai sáng hướng đến đạo chánh giác.
Phái Ninh-mã chủ trương tịnh hóa tâm, chú trọng vào thực nghiệm của hiện tại mà không quan tâm nhiều đến hóa những đối tượng của trực nghiệm. Những khái niệm méo mó, sai lệch về các hiện tượng được sửa thành khái niệm chính xác về thực tướng của hiện tiền. Đây chính là một nhất thể gồm ánh sáng và sự tĩnh lặng, vượt ra khỏi mọi nghịch cảnh, thực hành liên tục giúp người ta tránh khỏi u mê, vô minh. Giáo lý của Ninh-mã được giúp hành giả dần đi đến tỉnh thức và đạt được sự giác ngộ trong đời sống hàng ngày.
Đức Phật Di Lặc còn gọi là Maitreya Buddha trong tiếng Phạn hoặc Metteyya trong tiếng Pali, tên của Ngài còn mang ý nghĩa tình thương hay lòng tốt. Ngài là một vị bồ tát sẽ hạ phàm trên trần gian này, Ngài đã giác ngộ viên mãn và được sự đoán sẽ xuất hiện để thuyết pháp cho chúng sinh và đạt quả Phật. Ông được sự đoán là vị Phật kế tiếp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong một số kinh của Đạo Phật, chẳng hạn như Kinh A Di Đà và Kinh Pháp Hoa, Ngài còn được gọi là Bồ Tát Ajita.
Đức Phật Di Lặc mang ý nghĩa niềm vui và hạnh phúc tuyệt đối gắn liền với hình tượng luôn cười tươi, vui vẻ của Ngài. Đó là lý do các đệ tử Phật Giáo gọi Ngài là “Phật Cười”. Nét mặt, ánh mắt và nụ cười của Phật Di Lặc sẽ hóa giải, xoa dịu những nỗi buồn, đau đớn, giận hờn, của bất kỳ chúng sinh nằm trông thấy Ngài. Nhiều người đặc biệt là các đệ tử Phật môn đều tin rằng nơi nào có tượng Phật Di Lặc hay kể cả khi được xoa tượng hoặc bụng tượng thì nơi đó, người đó sẽ luôn xuất hiện niềm vui, hạnh phúc, may mắn.
Trong các kinh Phật giáo từ Tiểu Thừa, Đại Thừa, Kim Cang Thừa cũng luôn có lời tiên tri về sự xuất hiện của Phật Di Lặc và điều này các Phật Tử tin tưởng. Trong tiếng Phạn, người ta cũng ghi chép lại lời tiên tri Di Lặc (văn bản Maitreyavyākaraṇa) về sự xuất hiện của Đức Phật Di Lặc. Kinh điển nói rằng chư thiên, loài người và tất cả mọi chúng sinh khác phải nghe theo lời dạy của Đức Phật Di Lặc: “Nghi ngờ của họ biến mất, ảo tưởng tan vỡ, mọi thứ gây khổ đau đều biến mất. Họ cố gắng sống hạnh phúc, thịnh vượng và vui vẻ, một cuộc sống hạnh phúc nhờ những lời dạy của Đức Phật Di Lặc”.
Xem thêm: Giác Ngộ Tâm Linh
Nhận xét
Đăng nhận xét