Thần Chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni tiếng Hán Việt



1. Nam mô bạc già phạt đế.

2. Tát bà tha đát lan lô chỉ dã.

3. Bát lạt để tì điệt sắt tra dã.

4. Bột đà dã. Bạc già phạt đế.

5. Đát điệt tha.

6. Úm, bột lâm bột lâm.

7. Thuật đà dã thuật đà dã.

8. Tỳ thâu đà dã. Tỳ thâu đà dã.

9. A táp ma táp ma.

10. Tam mạn đa. Phạ hoa sát.

11. Táp bát ra noa yết để ngược yết na.

12. Tỏa bà bà, tì thú đệ.

13. A tỳ xiển giả. Đổ mạn.

14. Tát bà đát da già đa.

15. Tô yết đa

16. Bạt ra bạt giả na.

17. A mật lật đa tỳ sư kế.

18. Ma ha mẫu đà ra, mạn đa ra bà na.

19. Úm. A hát ra a hát ra.

20. A dũ san đà ra ni.

21. Thu đà dã. Thu đà dã.

22. Già già na. Xoa phạ bà. Tỳ thú đệ.

23. Ô sắt nị sa. Tỳ thệ dã tỳ thú đệ.

24. Tố ha tát ra yết lại thấp nhị. San thù địa đế.

25. Tát ra bà đát tha yết đa.

26. A bà lô ky ni.

27. Tát bà đát đá già đa mạt đế.

28. Tát đà ra, ba la mật đa.

29. Ba rị, phú ra ni.

30. Na ta bồ mật bà la. Địa sắt sỉ đế.

31. Tát la bà đát đà yết đa da. Hất rị đà da.

32. Địa sắc sá na.

33. Đế sắt sỉ đê.

34. Úm, một điệt lệ, một điệt lệ. Ma ha một điệt lệ.

35. Bạt triết la ca dã.

36. Tăng hát đản na tỳ thú đệ.

37. Tát ra bà yết ma, phạt lạt noa tỳ thú đệ.

38. Bát lạt đổ rị ca đế, tì rị, tì thú đệ.

39. Bát lạt để na bà ra đái dã. A dũ thú đệ.

40. Tam ma da. Địa sắt sỉ na. Địa sắt xỉ đế.

41. Úm. Mạt nhĩ, mạt nhĩ, ma ha mạt nhĩ.

42. Á ma ni, á ma ni.

43. Tì ma ni, tì ma ni, mạ hạ tì ma ni..

44. Mạt địa mạt đế, ma ha mạt đế.

45. Đát đạt đa bột đa.

46. Cô thi tì lê thú đễ.

47. Tị tốt bố tra. Bột địa tỳ thú đệ.

48. Úm, hy hy.

49. Thệ dã thệ dã.

50. Tị thệ dạ tị thệ dã.

51. Tam mạt ra tam mạt ra.

52. Sa phạ ra, sa phạ ra.

53. Tát la bà bột đà.

54. Địa sắt sỉ na.

55. Địa sắc sỉ đa.

56. Thú đệ thú đệ.

57. Bạt triết lệ, bạt triết lệ. Ma ha bạt triết lệ.

58. A bạt triết lệ.

59. Bạt triết la yết tì.

60. Thệ da yết tì.

61. Tì giá gia yết tì.

62. Bạt triết ra thệ bạt la yết tì.

63. Bạt triết rô na già đế.

64. Bạt triết rô na bà đế.

65. Bạt triết la tam bà phệ.

66. Bạt triết rô bạt triết rị na.

67. Bạt triết lam, bạt bà đổ mạ mạ.

68. Tát rị lam. Tát la phạ. Tát đỏa bà năng.

69. Tát xá gia. Tì lê, tì thú đệ.

70. Sất dạ phạ bà đổ mế tát na.

71. Tát lạt bà yết đế tì lê thú đễ.

72. Tát lạt bà đát đà yết đa. Sất da mi.

73. Tam ma ta phạ. Tát diện đô.

74. Tát bà đát đá già đa.

75. Tam ma tát phạ sa địa sắt sỉ đế.

76. Úm! Sất địa da, sất địa dạ.

77. Bột đề dã, bột đề dã.

78. Tỳ bồ đề dã, tì bồ đề dạ.

79. Bồ đà dạ, bồ đà dạ.

80. Tì bồ đà dạ, tì bồ đà dã.

81. Mô ca dã, mô ca dã.

82. Tì mộ ca dã, tì mộ ca dạ.

83. Thuật đà dạ, thuật đà dã.

84. Tì thuật đà dã, tì thuật đà dã.

85. Tam mạn đa đát biệt lệ, mô ca dã.

86. Tam mạn đà da sa mế biệt rị thú đễ.

87. Tát la bà đát tha già đa tam ma da hất rị đà da.

88. Địa sắt sa na, địa sắt sỉ đế.

89. Úm, mẫu đề lê mẫu đề lê, ma ha mẫu đà ra,.

90. Mạn đa ra, bát na

91. Địa sắc sỉ đế.

92. Xóa ha.


Môn Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni, đời Đường có quan thị ngự sử Võ Triệt thường trì tụng, sau nghe bạn đồng liêu là Tưởng Hình cũng thọ trì, nhưng văn cú và ngôn âm phần lớn đều sai khác; hỏi ra quan Thị Ngự Sử Tưởng Hình thọ học với ông Vương Khai Sĩ, và Vương Khai Sĩ lại được ngài Kim Cang Trí Tam Tạng truyền pháp. Trong khi truyền thọ ngài bảo: “— Tây Vức cũng ít có bản này. Ta đem theo Phạn bản đến đây, nên mật truyền lại cho ông”.

Trong niên hiệu Khai Nguyên, có vị cư sĩ tinh tu ở non Ngũ Đài, người thường gọi là Vương Sơn Nhơn, cũng trì tụng chú này. Sau vì cầu siêu cho cha, ông tụng chú đến vài mươi muôn biến, cầu xin được biết nghiệp báo lành dữ và chỗ sanh của phụ thân. Nhưng kết cuộc không thấy chi, ông thối tâm muốn ra khỏi núi. Bỗng gặp một lão nhơn đón lại, bảo: “Hiền giả tụng trì thật là cần mẫn, nhưng vì cách Phật lâu xa, văn cú thất lạc, thiếu sót nhiều. Nên không mau được ứng nghiệm. Nay gặp nhau đây, tôi xin truyền lại toàn bản của thần chú”. Vương Sơn Nhơn mời về đảnh lễ và thọ pháp.

Lão nhơn dạy: “Hiền giả tụng chú bản này độ một ngàn biến sẽ thấy hiệu lực”. Cư sĩ trì niệm y theo lời. Vài hôm sau lúc ban đêm, bỗng nghe tiếng ngọc hoàn bội khua thanh thao, giọng tiêu cầm dìu dặt, lần lần giáng xuống trước sân nhà, cư sĩ kinh lạ bước ra xem, thấy mấy mươi thiên nhơn vây quanh ủng hộ một vị thiên tiên tướng mạo siêu phàm đi đến. Vị thiên tiên hỏi: “Người biết ta chăng?” Cư sĩ thưa: “Kẻ dung phàm này mới được hân hạnh diện kiến”. Thiên tiên nói: “Ta là phụ thân của người, năm rồi người trì tụng Tôn Thắng đà ra ni, ta được nhờ phước lực sanh lên cõi trời.

Mấy hôm nay, y phước lại tăng gấp bội hơn trước, ta được làm vua trong hàng thiên tiên. Bản chú ngươi vừa trì tụng công hiệu thật không thể nghĩ bàn!” Nói xong, tất cả đồng bay về thượng giới, cư sĩ vui mừng, cúi lạy tiễn đưa. Từ đó về sau càng thêm tinh tấn. Cũng vào thời đó, tại Đông Đô có ông Vương Thiếu Phủ tụng chú Tôn Thắng theo bản của ngài Phật Đà Ba Lỵ đã vài muôn biến, một đêm, ông mộng thấy vị Phạn tăng đi đến bảo: “Nhơn giả tụng niệm rất tinh thành, nhưng tiếc vì chú văn còn thiếu, nên công hiệu kém!” Thiếu Phủ đảnh lễ cầu thỉnh bản chú văn đầy đủ. Phạm tăng từ bi chấp thuận, khẩu truyền từng câu chân ngôn. Sau khi đã thông thuộc tất cả, ông bái tạ đưa vị Phạm tăng ra khỏi cửa, nhìn qua trời sáng như ban ngày. Thiếu Phủ trở vào nhà thấy tôi tớ còn đang nằm ngủ. Vừa lúc ông chợt tỉnh giấc, vội gọi kẻ đồng bộc trách bảo trời đã sáng sao chưa thức dậy? Chúng đáp rằng mới vừa nửa đêm. Lúc ấy ánh sáng bỗng tắt, trở lại đêm tối như cũ. Thiếu Phủ nhớ cơn thần mộng, lấy làm lạ, nhắm mắt tụng thần chú mấy biến thấy vẫn thông suốt.

Từ đó, ông y theo khẩu truyền của vị Phạm tăng mà thọ trì. Trong niên hiệu Thiên Bảo năm đầu, Thiếu Phủ đang nằm nơi tư thất, chợt tắt hơi. Vì nơi ngực còn ấm, người nhà không dám tẫn liệm. Đến 7 hôm sau, ông bỗng sống lại. Lúc ấy, kẻ háo sự trong thành bảo nhau đến hỏi về duyên cớ tái sanh. Tiếng đồn lan ra, Vưong Khai Sĩ và Vương Sơn Nhơn lúc ấy ở Đông Đô không quen biết nhau, cũng đồng đến thăm viếng.

Trước mặt các quan khách, Vương Thiếu Phủ trần thuật như sau: – Tôi vừa nằm nghỉ, chợt hôn mê, thấy có 2 sứ giả đến dẫn đem đi. Được vài mươi dặm, đến một gốc đại thọ, 2 sứ giả dùng lại tạm nghỉ, tôi cũng ngồi xuống theo. Bỗng nhớ tới chú Tôn Thắng, tôi liền nhắm mắt tụng luôn 21 biến. Lúc mở mắt nhìn quanh, không thấy 2 sứ giả đâu cả. Giây lát, có 4 vị khác đi đến quỳ thưa rằng: “Không biết ngài tu theo diệu pháp nào, khiến cho 2 sứ giả dẫn độ đều được sanh lên cõi trời?” Tôi đáp: “Tệ nhơn chỉ tụng Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni”. Bốn vị ấy cầu thỉnh: “Xin ngài vì chúng đệ tử tụng trì, cứu vớt cho khỏi vòng khổ nạn!” Tôi cũng nhắm mắt tụng 21 biến, lúc mở mắt ra, lại không thấy bốn vị đó. Khoảnh khắc giữa hư không, có tiếng binh đao, một vị thần mặc tử bào, mang giáp trụ, quân thị vệ đông đảo, đến trước quỳ thưa rằng: “Tôi là thần Ngũ Đạo Minh Ty, địa vị tuy tôn quý, nhưng vẫn còn nhiếp về thần đạo. Sáu vị kia nhờ pháp lực của ngài, đều được sanh lên cõi trời. Xin mời ngài hạ cố đến tệ cư trì tụng, khiến cho đệ tử và chúng sanh nơi đó được nhờ phước ấm, đồng sanh lên thiên giới”. Theo vị thần, tôi đi đến một khu thành quách to rộng, chu vi ước độ vài mươi dặm. Trong thành có rất đông tội nhơn, mang gông xiềng họp lại nơi sân rộng trước cung điện, có lẽ đang chờ khảo tra xử phạt. Vị thần dạy quân bày tòa cao đẹp, làm lễ thỉnh tôi lên ngồi, còn chính mình quỳ nơi trước, phía dưới, chắp tay lắng nghe.

Tôi liền định tâm chí thành tụng đủ 49 biến, khi mở mắt ra nhìn bốn bề không thấy một ai cả, chỉ có gông xiềng đứt nát nằm ngổn ngang chung quanh. Còn đang kinh ngạc, bỗng có 4 sứ giả đến bảo tôi rằng: “Đức vua dạy mời ông đi nơi khác, vì ông đã làm rối loạn, phá hư trật tự chốn minh ty của chúng tôi”. Kế đó họ đưa tôi vào một hang núi, và tôi được hoàn hồn sống lại. Sự tái sanh này chắc cũng nhờ oai lực không thể nghĩ bàn của Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Vương khai Sĩ và Vương Sơn Nhơn nghe nói, mỗi người đều đọc bản chú của mình để so sánh với bản chú của Vương Thiếu Phủ thì thấy đồng nhau như một bản.

Cả ba đều vui mừng, cùng nhau khánh hạ. Vương sơn Nhơn nói: “Bản của tôi thọ giáo nơi vị thánh công nơi non Ngũ Đài”, Vương Thiếu Phủ bảo: “Tôi thọ học bản chú này với vị thần tăng”. Vương Khai Sĩ nói: “Còn bản của tôi được thọ truyền bởi ngài Kim Cang Trí Tam Tạng, hiện Phạm văn bối diệp hiện còn lưu trữ”. Ai nấy nghe nói đều kinh ngạc, khen là chuyện hy hữu. Ngoài ra lại còn chuyện ông Trương Diệc, trì chú Tôn Thắng cứu được cha mẹ khỏi khổ địa ngục, sanh lên cõi trời. Chuyện ông Trương Thừa Phước trì chú này khi bị minh ty đến bắt, đã không thọ khổ mà còn cứu vớt được tội nhơn ở cõi âm được siêu thoát. Truyện vài vị tăng trì chú Tôn Thắng cảm được xá lợi hiện và rất nhiều cảnh giới lành. Những chuyện trên đây có ghi chép trong tập Gia Cú Linh Nghiệm Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni Ký. Sau tập này có chép bản văn đầy đủ của chú ấy, gọi là Cụ Túc Bản. Bút giả y theo Cụ Túc Bản so sánh với phiên âm của các bản khác, và tra cứu từ điển để dịch ra Việt ngữ cho đúng với Phạm âm.

Riêng bản dịch của Pháp Thiên Tam Tạng nhan đề Tối Thắng Phật Đảnh Đà Ra Ni so với Cụ túc Bản văn cú đã đồng lại có phần rộng hơn. Sau khi hiệu kiểm, bút giả lại ghi thêm vào những văn cú mà Cụ túc bản không có để được càng đầy đủ. Mong rằng việc làm này, đem nhiều lợi ích cho người trì tụng. (Thích Thiền Tâm)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?