Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ
Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ. Địa Tạng Vương Bồ Tát chính là giáo chủ của cõi U Minh, là người phát nguyện rộng lớn rằng: ”Địa Ngục không trống, Thề không thành Phật”. Ngài đã nhiều đời nhiều kiếp nguyện cứu hết chúng sanh bị đọa vào địa ngục, độ cho chúng sinh ấy thoát hẳn địa ngục, chứng quả Bồ Đề, thì Ngài mới thành Phật. Quả là một đại nguyện sâu xa.
Hầu hết các đền chùa thường bày trí tượng của Ngài Địa Tạng, nhất là ở các khu vực thờ vong. Các tranh, tượng thường gặp của Ngài là hình ảnh Địa Tạng Bồ Tát tay phải cầm quyền trượng, tay trái cầm minh châu, thân khoác áo cà sa. Nói về hình tượng này, người ta giải thích rằng quyền trượng để đập tan địa ngục, Minh Châu để soi sáng cho chúng sinh khỏi u minh, thoát khỏi. địa ngục.
Bàn về danh hiệu thì Ngài có nhiều tên hiệu khác như U minh giáo chủ Bổn Tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát,…
Trong lịch sử Phật Giáo Trung Quốc và Hàn Quốc có ghi lại sự tích về cuộc đời của Địa Tạng Vương Bồ Tát rằng:
Tục danh của ngài Địa Tạng Bồ Tát là Kim Kiều Giác, sinh vào năm 696 TL tại nước Silla, hiện nay là Nam Hàn. Ngài là một hoàng tử, từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, giàu sang nhưng Ngài chỉ ưa thích sự đạm bạc, chăm lo học hỏi và đọc sách Thánh hiền.
Vào năm Vĩnh Huy đời Đường Cao Tông, sau khi đã học hết Tam giáo, Cửu lưu và Bách gia chư tử thì Ngài bèn buông lời cảm thán: “So với Lục kinh của Nho gia, Đạo thuật của Tiên gia, thì lý Đệ nhất Nghĩa đế của nhà Phật là thù thắng hơn hết, rất hợp với chí nguyện của ta”. Sau đó, lúc 24 tuổi Ngài quyết tâm xuất gia.
Sau khi xuất gia, Ngài thường đến những chỗ vắng vẻ tu tập tham thiền nhập định và mong muốn tìm được một chỗ thanh vắng để tĩnh tu. Ngài chuẩn bị thuyền bè, lương thực, mang theo con chó trắng tên Thiện Thính, đã theo Ngài từ lúc xuất gia.
Một người một chó cùng thuyền rời bến Nhân Xuyên (Incheon), giương buồm ra khơi, tùy theo hướng gió mà đi, sau nhiều ngày lênh đênh thì Ngài đã cập bến sông Dương Tử (Trung Hoa). Do không may thuyền bị mắc cạn, Ngài đã bỏ lại thuyền đi bộ lên bờ, cùng chú chó trắng tiếp tục cuộc hành trình. Cuối cùng, Ngài đến chân núi Cửu Tử ở huyện Thanh Dương, tỉnh An Huy sau nhiều ngày lang thang. Nơi đây phong cảnh hùng vĩ, cảnh đẹp thanh tịnh, Ngài quyết định ở lại đây để thanh tu.
Xem thêm nội dung tại: https://giacngotamlinh.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét