Các tông phái trong Phật Giáo Đại Thừa có thể bạn chưa biết

Các tông phái trong Phật Giáo Đại Thừa có thể bạn chưa biết. Phật Giáo Đại Thừa có thuật ngữ là Mahayana, phiên âm tiếng Hán Việt là Ma-ha-diễn-na, có nghĩa là ”con đường cứu vớt lớn” hay “cỗ xe lớn”. Đây là một trong ba nhánh của đạo Phật (3 nhánh bao gồm Phật Giáo Tiểu Thừa, Đại Thừa, Kim Cang Thừa). Đại Thừa được truyền bá phổ biến ở các nước ở phía Bắc của Ấn Độ như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc và Triều Tiên, nên được gọi là Bắc Tông.


Phật Giáo Đại Thừa chấp nhận các giáo lý cũng như kinh điển của Phật Giáo sơ kỳ nhưng lại bổ sung thêm các học thuyết, kiến thức mới. Nếu Tiểu Thừa đề cao thiền định, đòi hỏi sự tập trung, chuyên sâu, mang tính bảo thủ, lấy Niết Bàn là mục tiêu tối cao thì Phật Giáo Đại Thừa lại thiên về tính tự do, mục tiêu tối thượng không phải đạt Niết Bàn mà đưa tất cả chúng sinh đạt Niết Bàn.

Đây được xem là giáo phái cách tân của Phật giáo Nguyên thủy. Người ta cho rằng từ Đại Thừa được dùng trong bản Sanskrit của Kinh Pháp Hoa, Phật Giáo Đại Thừa phát triển các đặc điểm sau: Phổ biến: Mọi chúng sinh đều có Phật tánh, nếu tu tập nỗ lực thì chắc chắn sẽ thành Phật. Trong Kinh tạng Bắc Tông (Đại chính, tập 24, số 1484) Đức Phật đã nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, có nghĩa là tất cả chúng sinh tương lai sẽ thành Phật.

Tâm bồ đề: Chúng sinh nỗ lực để phát triển trí tuệ cho đến khi có được trí tuệ trọn vẹn, viên mãn.

Từ bi: Lý tưởng của Phật, Bồ Tát là mở rộng, lan tỏa tình yêu thương tới tất cả chúng sinh.

Tình thương siêu việt: Các vị Phật, Bồ Tát ở mọi phương, có mặt mọi lúc để cứu độ chúng sinh.

Kinh điển Đại Thừa rất đồ sộ, cũng có thể nói nhiều nhất so với các kinh điển xưa nay. Các kinh điển xuất hiện khoảng 400 – 500 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, có rất nhiều bộ nổi tiếng như: Kinh bát nhã, Lăng già, Đại Niết Bàn, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm…

Phật Giáo Đại Thừa có nguồn gốc từ Miền Bắc Ấn Độ, khoảng 100 năm sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Lúc này các giáo đoàn Phật giáo xuất hiện tranh cãi về những quy tắc cũng như một số khía cạnh trong Phật Giáo tại hội đồng thứ 2 Vaishali. Cuộc mâu thuẫn đã xảy ra 2 luồng ý kiến. Một nhóm Tỳ kheo, đa số là những vị lớn tuổi, họ không chấp nhận những điều thay đổi ấy. Nhóm còn lại thì gồm các vị Tỳ kheo trẻ cùng nhiều cư sĩ thì lại chấp những nhiều điều mới đó.

Từ đó, giáo đoàn Phật giáo bị chia thành hai nhánh chính là phái Thượng tọa bộ – Theravada (theo lối cũ) và phái Đại chúng bộ – Mahasanghika (theo hướng cách tân). Phật Giáo Đại Chúng Bộ vẫn thừa nhận những giáo lý cơ bản của Phật Giáo như Luật nhân quả, Tứ Đế Diệu, Bát Chánh Đạo, Vô Ngã,… Chính nhánh Mahasanghika đã trở thành nền tảng để phát triển Phật Giáo Đại Thừa (Mahayana), mang theo một sắc thái mới vào Phật Giáo.

Xem thêm: Phân biệt Phật Giáo Tiểu Thừa và Phật Giáo Đại Thừa


https://giacngotamlinhcom.blogspot.com/2023/08/tim-hieu-ve-phat-giao-nguyen-thuy-nam.html
https://www.pinterest.com/pin/888335095232856421/
https://rentry.co/tieu-thua
https://telegra.ph/tieu-thua-08-27
https://glose.com/activity/64ea9d385de4841ac641ca61
https://gab.com/giacngotamlinh/posts/110958823938992677
https://tinh-thuc-shop.gitbook.io/tim-hieu-ve-phat-giao-nam-tong-tieu-thua-la-gi/
https://docs.google.com/document/d/1QUoAl4_RuduJYiyKhovHg6QdipYglL4WAzeLlB4K9Lc/edit?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/1SwHd2t_LiWhFILK_QXjiJMMTiWn1xkXm/view?usp=sharing
https://www.docdroid.net/pcAp2Yy/tim-hieu-ve-phat-giao-nam-tong-tieu-thua-la-gi-phat-giao-nguyen-thuy-pdf
https://docs.google.com/drawings/d/116A-B3JgGOHoH8T6tMoEWdd7Nug5VzunwyNeb4Dli1M/edit?usp=sharing
https://sites.google.com/view/tieu-thua/
https://tinyurl.com/4x9mu2sk

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?