Tìm hiểu về Ngũ Ấm Ma là gì trong Phật Giáo

Tìm hiểu về Ngũ Ấm Ma là gì trong Phật Giáo.

Ngũ là 5, ấm có nghĩa là che đậy, giấu đi. Ngũ Ấm Ma chính là 5 thứ tác động lên tâm chúng sinh, làm người đó không còn thanh tịnh, bao gồm: Sắc - Thọ -Tưởng - Hành - Thức. Mỗi ấm này sẽ được chia thành 10 loại ma, cho nên mới sinh ra 50 hiện tượng Ngũ Ấm Ma và 50 hiện tượng này bao gồm:


1.1. 10 loại ma sinh ra từ Sắc ấm

Sắc ấm tức là vật chất hữu hạn của chúng ta. Ta có thân xác này là do cha mẹ sinh ra. Do đó mỗi chúng ta đều chịu sự ảnh hưởng của gia đình, tổ tiên. Nếu gia đình có truyền thống đức hạnh tốt đẹp thì chúng ta cũng được hưởng ít nhiều sự tốt lành, ngược lại nếu gia đình nhiều tội lỗi thì thân ta cũng gánh chịu những nghiệp ấy. Thân này sinh ra cũng đã chịu ràng buộc. 10 loại ma sinh ra từ Sắc ấm lần lượt là:Thân thể không bị chướng ngại
Lượm bỏ trùng độc trong thân
Nghe trong hư không có tiếng nói Pháp
Thấy Phật hiện và thấy hoa sen nở - Đây chỉ cảnh tạm không phải chứng Thánh, nếu cho rằng mình là Thánh cũng tức là bị ma cám dỗ.
Thấy các vật báu đầy cả hư không
Thấy ban đêm cũng như ban ngày
Thân thể không biết đau
Thấy cảnh giới Phật xuất hiện ở khắp nơi
Nghe, thấy được ở phương xa vào ban đêm
Thân hình biến hóa, nói Pháp thông suốt

1.2. 10 loại ma sinh ra từ Thọ ấm

Thọ là cảm xúc khổ, lạc (vui sướng), không khổ không lạc, 10 hiện tượng của Thọ ấm là:Thấy loài vật thương khóc một cách mê lầm nên bị ma sầu bi bám lấy khiến tâm mất chánh định.
Chí dũng mãnh bằng Phật cũng là Thọ ấm trong Ngũ Ấm Ma: Người tu hành phát tâm đại dũng mãnh, lập tâm bằng với đức Phật, quyết tu một đời để thành Phật, không trải qua các kiếp số. Điều này dẫn tới sự cao ngạo, hống hách, ngã mạn.
Tâm nghĩ tưởng khô khan.
Đặng chút ít lại cho là đầy đủ.
Tâm buồn rầu vô hạn
Vui cười không thôi, không thể ngăn được
Sanh đại ngã mạn
Sanh tâm khinh an
Chấp không - cho rằng mọi thứ đều không rồi sinh ra tâm lý chê bai người trì giới.
Cuối cùng là vì quá tham ái nên sinh ra cuồng mê cũng là 1 trong 10 hiện tượng của Thọ ấm trong Ngũ Ấm Ma.


1.3. 10 loại ma sinh ra từ Tưởng ấm

Tưởng là những suy nghĩ, tư tưởng của mỗi người. 10 loại ma sinh ra từ tưởng ấm là:Tham cầu diệu dụng (cầu những việc kỳ diệu thành thực, linh nghiệm)
Tham cầu du ngoạn
Cầu ngộ chơn lý (Tự cho đã giác ngộ chân lý)
Mong tâm muốn biết được nguồn gốc của muôn loài
Tham cầu cảm ứng linh nghiệm
Tham cầu được ở chỗ vắng vẻ, tịch mịch
Tham cầu biết được kiếp trước của mình
Tham cầu thần thông, biết hết, biết tất mọi sự trên đời
Tham cầu không không
Cuối cùng là tham cầu sống lâu, trường thọ

1.4. 10 loại ma sinh ra từ Hành ấm

10 loại ma được sinh ra từ hành ấm chính là:Chấp không nhơn nguyên sanh: Cho rằng chúng sinh từ tám vạn kiếp trở lại tự nhiên có hoặc chúng sinh từ tám vạn kiếp đã thế, người sinh ra người, vật sinh ra vật,… tóm lại các vật tượng ngày nay đều không có nguyên nhân, chính là chấp không nhơn nguyên sanh.
Bốn món chấp thường bao gồm: chấp hai vạn kiếp thường; chấp bốn vạn kiếp thường; chấp tám vạn kiếp thường và chấp cái không sanh diệt là thường.
Chấp một phần thường, một phần vô thường.
Chấp có 4 món biên giới gốm chấp ba đời; chấp chúng sanh; chấp tâm tánh và chấp sanh diệt.
Hiện tượng thứ 5 trong hành ấm thuộc Ngũ Ấm Ma chính là bốn món nghị luận rối loạn không có nhất định bao gồm chấp 8 món “cũng”; chấp duy cái “không”; chấp duy cái “có” và chấp “cũng có” và “cũng không”.
Chấp 16 tướng có bao gồm 4 chấp về sắc uẩn, 4 chấp về Thọ, 4 chấp về tưởng và 4 điều chấp về hành.
Chấp 8 món vô tướng.
Chấp 8 món cu phi .
Chấp 5 món đoạn diệt.
Chấp 5 món Niết Bàn hiện tại.

1.5. 10 loại ma sinh ra từ Thức ấm

10 hiện tượng thuộc Thức ấm trong Ngũ Ấm Ma đươc nhắc đến là:Chấp minh đế
Chấp nhơn sanh
Chấp nhơn thường
Chấp cây cỏ cũng đều biết
Chấp tứ đại hóa sanh
Chấp hư vô
Tham cảnh luyến dục
Tham cầu sống lâu, trường thọ
Định tánh thinh - văn
Định tánh duyên - giác

Nguồn bài viết: https://giacngotamlinh.com/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Trọn Bộ

Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát là ai và Thần chú của Ngài là gì?

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?