Tịnh Độ Tông là gì? Tìm hiểu về cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà
Tịnh Độ Tông là gì? Tìm hiểu về cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà. Tịnh Độ Tông là một nhánh thờ phụng và tuân theo các hạnh nguyện của Đức Phật A Di Đà. Tông này chủ trương dạy đệ tử chuyên tâm niệm Phật để được vãng sanh về Tịnh độ (Tây Phương Cực Lạc). Đây cũng là lý do môn phái này tên là Tịnh Độ Tông.
Đây là pháp môn có đông đảo các Phật tử vì dễ tu, dễ chứng, thích hợp với đại chúng. Bất kỳ một ai kể cả là nam hay nữ, hạng người nào, già trẻ, gái trai, giàu nghèo cũng có thể tu hành được cả. Cách tu tập là niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” dễ mà lại rất nhanh tinh tấn, do đó bất kỳ một ai cũng có thể làm được.
Chính vì thế, từ khi xuất hiện, pháp môn này được đông đảo đệ tử ưa chuộng, lựa pháp môn này để tu hành. Riêng ở Việt Nam chúng ta, Tịnh Độ Tông là nhánh Phật Giáo phổ biến nhất, điều này giải thích vì sao câu Nam Mô A Di Đà Phật trở nên gần gũi và quen thuộc với người dân Việt như thế.
Lịch sử hình thành Hoa Nghiêm Tông
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyết giảng kinh này nhưng khi kết tập kinh điển thì kinh này bị thất truyền. 700 năm sau, khi Bồ Tát Long Thụ ra đời, sau khi Ngài chứng ngộ mới dùng thần thông và tìm thấy nơi ấy có cất giữ ba bản kinh Hoa nghiêm.
Trong đó, có 2 bản mang nghĩa lý quá sâu xa huyền diệu, trí huệ của người đời không thể nhận hiểu nổi. Ngài liền xem quyển thứ ba, thấy có một trăm ngàn bài kệ, chia làm 48 phẩm (có thuyết nói là 38), nghĩa lý phù hợp người đời liền mang về Ấn Độ. Tuy nhiên, một thuyết khác lại cho rằng trước đó, Bồ Tát Mã Minh là người truyền bá kinh này trước khi Ngài Long Thụ xuất hiện.
Vào năm 418 (đời Đông Tấn), ngài Phật-đà-bạt-đà-la là một tăng sĩ từ Ấn Độ sang Trung Hoa, Ông đã dịch kinh Hoa nghiêm sang tiếng Hán. Bản dịch này có 60 quyển được gọi là Cựu Hoa Nghiêm Kinh. Năm 699 (đến đời Đường), ngài Thật-xoa-nan-đà dịch lại kinh Hoa nghiêm sang tiếng Hán. Bản dịch lần này có đến 80 quyển, được gọi là Tân Hoa nghiêm kinh.
Tuy nhiên Hoa nghiêm tông chính thức được khai sáng, trở thành một trong các tông phái lớn của Trung Hoa khi Đỗ Thuận xuất hiện. Người đương thời tôn xưng là Đôn Hoàng Bồ Tát. Ngài tư chất thông minh, đạo hạnh cao cả, được mọi người tin tưởng ông là Bồ Tát Văn-thù giáng thế.
Ông xuất gia tại chùa Nhân Thánh khi 18 tuổi, theo học Ngài Tăng Trân. Về sau, ngài ẩn cư ở núi Chung Nam, xiển dương giáo lý Hoa nghiêm, rất nhiều đệ tử tìm Ngài để tu học Đạo, có cả đệ tử xuất gia và tại gia. Khi cuối đời ngài đi khắp mọi nơi, khuyên chúng sinh nên niệm Phật A-di-đà và xưng tán giới Tịnh độ.
Xem thêm: Giác Ngộ Tâm Linh
Nhận xét
Đăng nhận xét