Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2023

Tìm hiểu về khái niệm Tam Pháp Ấn trong Phật Giáo

Hình ảnh
Tìm hiểu về khái niệm Tam Pháp Ấn trong Phật Giáo. Tam Pháp Ấn thường được nhắc tới trong nhiều kinh điển. Thật ra đây chính là sự tồn tại của ba dấu hiệu: Vô thường, khổ và vô ngã. Tất cả giáo lý của đạo Phật đều phải mang cả 3 pháp ấn, nếu thiếu một pháp ấn thì giáo lý ấy không phải là Chánh pháp. Các Phật tử dựa vào ba dấu ấn này làm thước đo cho quá trình tư duy, học hỏi và thực hành những lời Phật Thích Ca Mâu Ni dạy. 1. Pháp ấn thứ nhất: Vô thường Pháp ấn đầu tiên là Vô thường (Anicca), được gọi tắt là Vô Thường Ấn. Pháp ấn vô thường mang ý nghĩa của sự biến chuyển, không cố định. Phật Giáo nhận định rằng tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều là vô thường. Bởi tất cả mọi thứ không bao giờ đứng yên, mà luôn di chuyển, thay đổi. Ví dụ đơn giản như cái cây, ngọn cỏ, con sông, mặt trời, hạt cát,… cũng luôn biến đổi âm thầm chẳng qua chúng ta không quan sát thấy. Không chỉ thế giới vật chất mà thế giới vô hình như tâm con người cũng biến đổi, thay đổi liên tục, mà thậm chí chúng ta không

6 cõi luân hồi là gì trong Phật Giáo? Khái niệm Lục Đạo Luân Hồi

Hình ảnh
6 cõi luân hồi là gì trong Phật Giáo? Khái niệm Lục Đạo Luân Hồi . Chúng sinh sau khi chết, sẽ căn cứ vào phước nghiệp mình để tái sinh vào một trong 6 cõi luân hồi, gọi là sang một kiếp khác, một cuộc đời mới. Nguyên nhân của luân hồi là do chúng sinh vẫn còn nghiệp, vẫn còn tham sân si, cho nên phải luân hồi. Chúng sinh sau khi tái sinh sẽ không còn nhớ gì về tiền kiếp. Người ta có thể dự đoán cõi mà chúng sinh đó tái sinh vào bằng cách quan sát cận tử nghiệp của chúng sinh đó. Những chúng sinh đã nhập niết bàn thì không còn phải chịu cảnh luân hồi sau khi chết nữa, gọi là được vãng sinh. 2. Lục đạo luân hồi gồm những cõi nào? Lục đạo luân hồi được chia thành 3 đường lành (cõi trời, cõi Atula, cõi người) và 3 đường dữ (cõi địa ngục, cõi ngạ quỷ, cõi súc sinh). 2.1. Cõi trời Cõi trời là nơi của những chúng sinh đã tích lũy được nhiều phước lành, họ sống trong vui sướng, giàu có, sống trường thọ nhưng vẫn sẽ già và chết đi. Đây được ví là cõi của hạnh phúc. Người ta xem cõi trời là nhữ

Tìm hiểu khái niệm Nghiệp và Luân Hồi là gì trong Phật Giáo?

Hình ảnh
Tìm hiểu khái niệm Nghiệp và Luân Hồi là gì trong Phật Giáo? Nghiệp trong tiếng Phạn được phiên âm là Karma, nghĩa là hành động. Vào thời xưa, Phật Thích Ca Mâu Ni đã giải thích rằng: “Karma, hỡi các vị tỳ kheo, ta nói là, sự chủ tâm“. Karma không chỉ một hành động cụ thể nào, nó được đánh giá qua sự chủ tâm sau mỗi hành động. Nghiệp không chỉ trong hành động mà cả trong suy nghĩ, lời nói gọi là nghiệp thân, khẩu, ý. Cùng một hành động nhưng có sự chủ tâm sẽ khác với hành động vô tâm. Ví dụ khi ta vô ý làm hại một con kiến, thì đó không phải là nghiệp sát sanh. Vì chính tâm ra không chủ ý giết nó, không có chủ tâm sau hành động đó. Nhưng nếu ta khởi tâm muốn giết nó bằng cách xịt thuốc lên ổ kiến, với mong muốn giết càng nhiều càng tốt, thì đó là nghiệp sát sanh. Tương tự nếu chúng ta mang các chủ ý lành thì sẽ tạo ra nghiệp quả thiện. Mọi hành động mang theo ý định, chủ tâm của mình đều mang lại nghiệp. Vì thế, hãy luôn kiểm soát, cảnh giác với mọi suy nghĩ của mình. Hành động thiện

Tìm hiểu 12 nhân duyên của duyên khởi trong Phật Giáo

Hình ảnh
Tìm hiểu 12 nhân duyên của duyên khởi trong Phật Giáo. Duyên khởi là pháp bắt đầu khởi nhờ vào duyên. Pháp không thể tự sinh, muốn khởi cũng nhờ nương vào các pháp khác (duyên), đây được gọi là Duyên khởi. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi nói về Duyên Khởi như sau: “Cái này có thì cái kia có. Cái này sinh thì cái kia sinh. Cái này không thì cái kia không. Cái này diệt thì cái kia diệt”. Pháp sinh hay diệt đều có lý do, điều kiện của nó, chứ không phải tự nhiên. Vạn pháp đều bắt đầu và mất đi đúng như quy luật ấy. Trong kinh Pháp bảo đàn, Lục tổ cũng đã chỉ ra 36 phép đối: trời – đất, sắc – vô sắc, sáng – tối,… Đây là các minh chứng cho Duyên khởi của pháp ở dạng đơn giản nhất. Duyên khởi trong Phật giáo thời kỳ đầu được thể hiện qua 12 nhân duyên. Những nhân duyên này tạo một chu kỳ liên tục, tất cả đều có sự liên kết với nhau. Chuỗi 12 liên kết này là các điều kiện để giải thích con người tái sinh trong luân hồi như thế nào. Quá trình thoát khỏi luân hồi có thể bắt đầu ở một liên kết b

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói gì về thời kỳ Mạt Pháp?

Hình ảnh
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói gì về thời Mạt Pháp ? Theo Phật Giáo Đại Thừa của Đông Nam Á thì Mạt Pháp chính là giai đoạn những giáo lý của Đức Phật dạy (được gọi là Pháp) bị mai một, suy giảm dần gọi là Mạt. Không chỉ các Phật tử tại gia mà chính các tăng ni cũng không hiểu được các giáo lý mà Phật đã dạy, tất cả chỉ còn dưới dạng hình thức. Ở giai đoạn này rất nhiều người hiểu sai về Phật Giáo. Theo các chuyên gia thì thời kỳ Mạt Pháp bắt đầu xuất hiện từ 1.500 năm sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bài. Đây chính là giai đoạn thứ 3 của Phật Giáo, tiếp sau 2 giai đoạn sau Chính Pháp và Tượng Pháp. Trong nhiều kinh điển, thời kỳ Mạt Pháp được nhắc tới nhiều tại, chẳng hạn đó là Đại Tập Kinh. Tại đây giải thích Thời Mạt Pháp là lúc các xung đột trong Phật Giáo thường xuyên xảy ra. Người tu theo Chánh Pháp thì ít, người u mê, tu theo tà kiến thì nhiều, bị che khuất và dần mất đi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của Phật Giáo mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển, an

Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không?

Hình ảnh
Cõi Tây Phương Cực Lạc là gì và liệu có thật hay không? Tây Phương Cực Lạc còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Thế Giới Tịnh Độ, An Lạc Quốc. Theo Phật giáo, đây thực chất là một thế giới siêu hình, con người không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Thế giới này do Phật A Di Đà tạo ra nhờ nguyện lực và công đức tu tập của mình, được gọi là “mười phương cõi Phật cảnh nào cũng thua”. Phật A Di Đà cũng là giáo chủ của nơi này. Tại thế giới này chỉ có niềm vui, hạnh phúc, không còn chịu bất kỳ mỗi đau khổ nào. Tại đây mùa xuân luôn nở rộ, cảnh quan đẹp đẽ, không nỡ rời đi. Đây là nơi bất kỳ đệ tử Phật Giáo nào cũng muốn tới, đặc biệt là các đệ tử theo Tịnh Độ Tông . Nhiều người cho rằng Tây Phương Cực Lạc chỉ là một ảo ảnh mà đạo Phật đặt ra để mê hoặc những người tu đạo. Nhưng thực tế, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói về nơi này và Phật A Di Đà. Luôn nhớ, Đức Phật không bao giờ nói dối, bởi vì đó là giới luật của nhà Phật và chính Ngài là người đưa ra giới luật ấy, nên Ngà

Tìm hiểu các vị Tứ Đại Thiên Vương trong Phật Giáo Đại Thừa

Hình ảnh
Tìm hiểu các vị Tứ Đại Thiên Vương trong Phật Giáo Đại Thừa. Tứ Đại Thiên Vương trong Phật Giáo còn được gọi là Tứ Đại Kim Cương. Tứ Đại Thiên Vương là một bốn vị Thiên Vương mang bốn phong thái khác nhau, thể hiện sự uy phong, mạnh mẽ. Bốn vị này thường mang bốn màu đại bào khác nhau gồm: xanh lam, trắng, lục và đỏ. Tứ Đại Thiên Vương được xem là những người cảnh vệ ngày đêm canh giữ bảo vệ các chùa, gìn giữ Phật pháp luôn trường tồn. Do đó, bốn vị này còn được gọi là “Hộ thế Thiên Tôn” hay “Tứ Đại Thiên Vương Hộ Pháp”. Nói về thân phận của các Ngài thì có nhiều thuyết khác nhau. Theo kinh Phật Ấn Độ, bốn vị này thực chất chính là bốn vị tướng, phục vụ cho Đế Thích Thiên. Một truyền thuyết kinh Phật khác lại cho rằng, thế giới được chia làm 4 đại châu, được cai quản và bảo vệ bởi 4 vị Thiên Vương. Các vị Thiên Vương cư trú tại sườn thấp, nằm ở ngọn Tu Di. Truyền thuyết Trung Quốc đã nhắc tới các vị Thiên Vương từ sớm (thế kỷ IV). Tương truyền rằng, mỗi vị Thiên Vương có 91 con trai c